Tin tức
on Monday 16-09-2019 7:56am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Hồ Lan Trâm – IVMD Tân Bình
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện trên 8.550 bệnh nhân bao gồm 180 trường hợp HBsAg + HBeAg+, 714 trường hợp HBsAg+ HBeAg− và 7.656 trường hợp HBsAg− HBeAg− (nhóm đối chứng); các nhóm được thực hiện điều trị IVF lần đầu. Các đặc điểm lâm sàng, kết quả mang thai và trẻ sơ sinh được phân tích bằng kiểm nghiệm Kruskal-Wallis, kiểm định phương sai hoặc kiểm định chi bình phương. Phương pháp phân tích hồi quy logic được dùng để xác nhận sự ảnh hưởng của tình trạng nhiễm HBV của mẹ đến kết quả tỷ lệ thai lâm sàng, trẻ sinh sống và sẩy thai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian vô sinh kéo dài, vô sinh thứ phát và tình trạng rối loạn phóng noãn cao hơn ở những bệnh nhân nhiễm HBV. Tỷ lệ làm tổ thấp hơn đáng kể ở nhóm HBsAg + HBeAg− so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tỷ lệ thai lâm sàng, sẩy thai, sinh sống, kết cục chu sinh và các biến chứng thai kỳ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm. Phân tích hồi quy logistic xác nhận việc nhiễm HBV không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai lâm sàng, sẩy thai hay sinh sống.
Kết luận: nghiên cứu cho rằng tình trạng nhiễm HBV không phải là yếu tố độc lập tác động đến kết quả thai, mặc dù nó góp phần gây vô sinh bao gồm kéo dài thời gian vô sinh, làm tăng tần suất của vô sinh thứ phát và rối loạn phóng noãn, cũng như giảm tỷ lệ làm tổ. Đây là thông tin quan trọng trong việc tư vấn cho bệnh nhân nữ có kết quả huyết thanh học dương tính với HBV trước khi điều trị IVF. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn khuyến nghị việc thực hiện chẩn đoán nhiễm HBV cho các cặp vợ chồng cần thực hiện IVF để kiểm soát nguy cơ truyền nhiễm virus cho đứa bé được sinh ra cũng như đảm bảo an toàn sinh học tránh lây nhiễm cho nhân viên y tế, nhiễm chéo cho các hợp tử và phôi khác được nuôi cấy và bảo quản trong quá trình điều trị.
Nguồn: Maternal chronic hepatitis B virus infection does not affect pregnancy outcomes in infertile patients receiving first in vitro fertilization treatment. Fertil Steril. 2019 Aug;112(2):250-257.e1. doi: 10.1016/j.fertnstert.2019.03.039. Epub 2019 May 15.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giảm thai từ song thai thành đơn thai có chọn lọc, giảm nguy cơ sinh non và các biến chứng trong thai kỳ - Ngày đăng: 16-09-2019
Ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể ở phụ nữ đến kết quả thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm: Một nghiên cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 16-09-2019
Phân tích NGS trên môi trường nuôi cấy phôi cho thấy sự tồn tại của các miRNA có nguồn gốc ngoài phôi - Ngày đăng: 16-09-2019
Vai trò của hoạt hóa noãn nhân tạo với bệnh nhân có tiền sử thất bại thụ tinh hoàn toàn hoặc thụ tinh kém - Ngày đăng: 16-09-2019
Vẫn còn chênh lệch lương theo giới tính của bác sĩ Nội tiết Sinh sản/Vô sinh - Ngày đăng: 12-09-2019
Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang lên sức khỏe xương - Ngày đăng: 12-09-2019
Kết cục điều trị của bệnh nhân 44-45 tuổi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 12-09-2019
Khởi phát aspirin liều thấp trước tuần thai 11 có làm giảm tỷ lệ tiền sản giật? - Ngày đăng: 12-09-2019
Mô hình tiên lượng phôi có khả năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt - Ngày đăng: 12-09-2019
Có nên chờ đợi? phôi nang ngày 7 có tỷ lệ euploidy (nguyên bội) thấp nhưng tỷ lệ làm tổ tương tự như phôi nang ngày 5 và ngày 6 - Ngày đăng: 12-09-2019
Hoạt động của ti thể và khung xương tế bào ở hợp tử ba tiền nhân sau khi ICSI - Ngày đăng: 11-09-2019
Đánh giá lại tiêu chuẩn chẩn đoán ADENOMYOSIS trên cộng hưởng từ - Ngày đăng: 11-09-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK