Tin tức
on Thursday 12-09-2019 9:04am
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Thái Doãn Minh – BV Mỹ Đức
Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp được tiến hành nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của PCOS lên các marker xương, mật độ xương và nguy cơ gãy xương.
Dữ liệu được thu thập từ nguồn PubMed, EMBASE và Cochrane với các nghiên cứu từ 1/1/1990 đến 9/10/2018. Tiêu chuẩn nhận bệnh gồm các phụ nữ trên 18 tuổi, được chẩn đoán PCOS và chia nhóm dựa theo giá trị BMI trung bình của bệnh nhân: <27 kg/m2 hoặc ≥27 kg/m2. Từ đó các tác giải đánh giá kết quả dựa trên sai phân trung bình (mean difference - MD), sai phân chuẩn trung bình (standardized MD - SMD), tỷ lệ các biến cố bất lợi (hazard ratio - HR).
Sau khi tìm kiếm tài liệu dựa trên tiêu đề và tóm tắt nghiên cứu, các tác giả chọn ra 80 nghiên cứu đủ điều kiện và đọc toàn văn, từ đó 23 nghiên cứu được lựa chọn phân tích cụ thể. Đa số các nghiên cứu có chất lượng tốt dựa theo thang điểm đánh giá Newcastle-Ottawa (NOS; score ≥6). Phân tích gộp trên 21 nghiên cứu với 31383 phụ nữ mắc PCOS và 102797 phụ nữ thuộc nhóm chứng.
Kết quả cho thấy:
- So với nhóm chứng, phụ nữ mắc PCOS và BMI <27 kg/m2, có mật độ xương thấp hơn tại các vị trí xương đùi (MD, -0.04; 95% CI, -0.07 - 0.00; I2 = 31%; P = 0.22), và xương cột sống (MD, -0.07; 95% CI, -0.13 - -0.01; I2 = 70%; P < 0.01). Trong khi nhóm có BMI ≥27 kg/m2, không có sự khác biệt về mật độ xương (xương đùi: MD, 0.02; 95% CI, -0.02 - 0.05; I2 = 20%, P = 0.29; xương cột sống: MD, 0.02; 95% CI, -0.06 - 0.05; I2 = 0%; P = 0.84).
- Osteocalcin (protein tạo xương được sản xuất từ nguyên bào xương) giảm đáng kể ở nhóm phụ nữ mắc PCOS có BMI <27 kg/m2 (SMD, -2.68; 95% CI, -4.70 - -0.67; I2 = 98%; P < 0.01), tuy nhiên với phụ nữ có BMI ≥27 kg/m2, không có sự khác biệt giữa nhóm PCOS và nhóm chứng.
- Có ít nghiên cứu (n=3) báo cáo về tỷ lệ gãy xương trong nhóm phụ nữ mắc PCOS. Xét tỷ lệ biến cố bất lợi (HR) về gãy xương, không thấy sự khác biệt giữa nhóm PCOS và nhóm chứng.
Nguồn: Júlia Mottecy Piovezan, Melissa Orlandin Premaor, Fábio Vasconcellos Comim. Negative impact of polycystic ovary syndrome on bone health: a systematic review and meta-analysis. Hum Reprod Update. 2019 Aug 2. Doi: 10.1093/humupd/dmz020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết cục điều trị của bệnh nhân 44-45 tuổi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 12-09-2019
Khởi phát aspirin liều thấp trước tuần thai 11 có làm giảm tỷ lệ tiền sản giật? - Ngày đăng: 12-09-2019
Mô hình tiên lượng phôi có khả năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt - Ngày đăng: 12-09-2019
Có nên chờ đợi? phôi nang ngày 7 có tỷ lệ euploidy (nguyên bội) thấp nhưng tỷ lệ làm tổ tương tự như phôi nang ngày 5 và ngày 6 - Ngày đăng: 12-09-2019
Hoạt động của ti thể và khung xương tế bào ở hợp tử ba tiền nhân sau khi ICSI - Ngày đăng: 11-09-2019
Đánh giá lại tiêu chuẩn chẩn đoán ADENOMYOSIS trên cộng hưởng từ - Ngày đăng: 11-09-2019
Thành phần các môi trường nuôi cấy phôi người tiền làm tổ và độ ổn định của chúng trong quá trình lưu trữ và nuôi cấy - Ngày đăng: 11-09-2019
So sánh ngẫu nhiên hai môi trường thương mại (Cook và Vitrolife) dùng trong nuôi cấy phôi sau khi IMSI - Ngày đăng: 11-09-2019
Kết cục chu sinh IVF với trường hợp sử dụng tinh trùng hiến tặng so với tinh trùng tự thân - Ngày đăng: 11-09-2019
Tác động của RESVERATROL lên tinh trùng trữ đông - Ngày đăng: 09-09-2019
Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ không xâm lấn (NI PGT-A) - Ngày đăng: 09-09-2019
Lựa chọn tinh trùng bằng phương pháp hoạt hóa từ tính - Ngày đăng: 09-09-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK