Tin tức
on Wednesday 11-09-2019 7:24am
Danh mục: Tin quốc tế
Mục tiêu lớn nhất của phương pháp điều trị sinh sản là tạo ra một em bé khỏe mạnh, tránh các nguy cơ cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên theo một số tác giả, công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) có liên quan đến các nguy cơ về kết quả sản khoa và chu sinh (Pinborg và cs., 2013; Schieve và cs., 2004). Gần đây, một số nghiên cứu cho rằng điều trị IVF với việc xin noãn từ người khác cho nguy cơ mẹ bị tiền sản giật cao, trẻ sinh non và nhẹ cân (Dule và cs., 2016; Kamath và cs., 2017). Vậy một giả thuyết khác được đặt ra liệu những trường hợp có thai khi sử dụng tinh trùng hiến tặng có liên quan tới các kết cục sơ sinh bất lợi hơn so với tinh trùng từ chồng không? Một số báo cáo cho rằng tỷ lệ mắc tiền sản giật ở phụ nữ cao khi thụ tinh với tinh trùng hiến tặng so với tinh trùng người chồng hoặc thụ thai tự nhiên (Kyrou và cs., 2010; Smith và cs., 1997). Một số báo cáo khác thì chưa có kết quả rõ ràng về vấn đề này. Vì vậy, mục tiêu trong nghiên cứu của Kamath và cộng sự (2018) nhằm đánh giá xem việc sử dụng tinh trùng hiến tặng có ảnh hưởng đến kết cục chu sinh trong IVF không.
Dữ liệu được thu thập từ 1991 đến 2001 trên 95.787 em bé sinh đơn (4.523 từ tinh trùng hiến tặng và 91.264 từ tinh trùng của chồng) từ IVF/ICSI chuyển phôi tươi. Phân tích so sánh kết cục chu sinh: sinh non, sinh nhẹ cân, và sinh nặng cân. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân thấp hơn đáng kể (aOR 0,88; 95% CI: 0,79 - 0,99) ở nhóm tinh trùng hiến tặng so với tinh trùng từ chồng. Không có sự khác biệt đáng kể của sinh non (aOR 0,93; 95% CI: 0,83-1,04 ), sinh rất non (aOR 0,86; 95% CI: 0,67-1,11), rất nhẹ cân (aOR 0,95; 95% CI: 0,75-1,20), sinh nặng cân (aOR 1,09; 95% CI: 0,98-1,21) và rất nặng cân (aOR 1,15; 95% CI: 0,90-1,45) khi so sánh tinh trùng hiến tặng và tinh trùng từ chồng cho IVF/ICSI.
Như vậy, nghiên cứu không chỉ ra sự tăng nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân ở tinh trùng hiến tặng khi so với tinh trùng từ chồng trong điều trị IVF/ICSI. Với số lượng tinh trùng hiến tặng cho hỗ trợ sinh sản gia tăng trên toàn thế giới, thông tin này sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng tư vấn cho phụ nữ và cặp vợ chồng sử dụng tinh trùng hiến cho điều trị IVF. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là thiếu các chỉ số nền của bệnh nhân, tỷ lệ mắc các biến chứng khác trong sản khoa như tiền sản giật, … Vì vậy cần các nghiên cứu tương lai tập trung vào cả kết cục sản khoa và chu sinh khi so sánh hai nhóm.
CVPH. Lê Thị Thu Thảo _ IVFMD Tân Bình
Nguồn: Perinatal outcomes following IVF with use of donor versus partner sperm. RBM online. June 2018 Volume 36, Issue 6, Pages 705–710.
Dữ liệu được thu thập từ 1991 đến 2001 trên 95.787 em bé sinh đơn (4.523 từ tinh trùng hiến tặng và 91.264 từ tinh trùng của chồng) từ IVF/ICSI chuyển phôi tươi. Phân tích so sánh kết cục chu sinh: sinh non, sinh nhẹ cân, và sinh nặng cân. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân thấp hơn đáng kể (aOR 0,88; 95% CI: 0,79 - 0,99) ở nhóm tinh trùng hiến tặng so với tinh trùng từ chồng. Không có sự khác biệt đáng kể của sinh non (aOR 0,93; 95% CI: 0,83-1,04 ), sinh rất non (aOR 0,86; 95% CI: 0,67-1,11), rất nhẹ cân (aOR 0,95; 95% CI: 0,75-1,20), sinh nặng cân (aOR 1,09; 95% CI: 0,98-1,21) và rất nặng cân (aOR 1,15; 95% CI: 0,90-1,45) khi so sánh tinh trùng hiến tặng và tinh trùng từ chồng cho IVF/ICSI.
Như vậy, nghiên cứu không chỉ ra sự tăng nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân ở tinh trùng hiến tặng khi so với tinh trùng từ chồng trong điều trị IVF/ICSI. Với số lượng tinh trùng hiến tặng cho hỗ trợ sinh sản gia tăng trên toàn thế giới, thông tin này sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng tư vấn cho phụ nữ và cặp vợ chồng sử dụng tinh trùng hiến cho điều trị IVF. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là thiếu các chỉ số nền của bệnh nhân, tỷ lệ mắc các biến chứng khác trong sản khoa như tiền sản giật, … Vì vậy cần các nghiên cứu tương lai tập trung vào cả kết cục sản khoa và chu sinh khi so sánh hai nhóm.
CVPH. Lê Thị Thu Thảo _ IVFMD Tân Bình
Nguồn: Perinatal outcomes following IVF with use of donor versus partner sperm. RBM online. June 2018 Volume 36, Issue 6, Pages 705–710.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của RESVERATROL lên tinh trùng trữ đông - Ngày đăng: 09-09-2019
Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ không xâm lấn (NI PGT-A) - Ngày đăng: 09-09-2019
Lựa chọn tinh trùng bằng phương pháp hoạt hóa từ tính - Ngày đăng: 09-09-2019
Chuyển một phôi nang trữ giúp cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 09-09-2019
Sự biến động của nồng độ progesterone huyết thanh trong ngày khởi động trưởng thành noãn - Ngày đăng: 09-09-2019
Dầu Paraffin, dầu khoáng và tiềm năng phát triển của phôi giai đoạn phân chia - Ngày đăng: 09-09-2019
Sự khác biệt về mức độ lo âu, trầm cảm và biểu hiện các dấu ấn sinh học căng thẳng ở phụ nữ mang thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm so với mang thai tự nhiên: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 04-09-2019
Mối tương quan giữa phôi phát triển chậm và kết cục điều trị của bệnh nhân - Ngày đăng: 04-09-2019
Đánh giá thai chậm tăng trưởng chọn lọc khởi phát sớm và muộn trên thai kỳ song thai một bánh nhau - Ngày đăng: 04-09-2019
Wifi và khả năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 04-09-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK