Tin tức
on Monday 09-09-2019 6:18pm
Danh mục: Tin quốc tế
Nhiều nghiên cứu cho rằng nồng độ progesterone tăng trong ngày khởi động trưởng thành noãn có liên quan đến kết cục xấu trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm – chuyển phôi tươi do tác động đến cửa sổ làm tổ. Tuy nhiên, mặc dù còn nhiều tranh cãi liên quan đến hiệu ứng thực sự của progesterone lên tỷ lệ thai và dù chưa xác định được ngưỡng cắt nồng độ progesterone, nhiều bệnh nhân vẫn được khuyên nên trì hoãn việc chuyển phôi khi nồng độ progesterone vượt ngưỡng 1,5 ng/ml trong ngày khởi động trưởng thành noãn. Câu hỏi lâm sàng được nhiều nhà nghiên cứu đặt ra là: Liệu có hay không sự biến động của nồng độ progesterone trong ngày trưởng thành noãn ở những bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm?
Để giải đáp cho câu hỏi đó, tác giả I González-Foruria và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện trên 22 chu kỳ xin-cho noãn tại Tây Ban Nha, trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 1 năm 2018. Nhóm nghiên cứu đo nồng độ progesterone ở 4 thời điểm khác nhau trong ngày quyết định khởi động trưởng thành noãn (08:00, 12:00, 16:00 và 20:00) ở các bệnh nhân cho noãn khỏe mạnh, sử dụng phác đồ GnRH antagonist linh động và kích thích buồng trứng được thực hiện bằng rFSH. Tỷ lệ phần trăm khác biệt về nồng độ progesterone của mỗi bệnh nhân được tính toán theo từng cặp thời gian. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến để đánh giá các biến liên quan đến nồng độ progesterone trên phép đo đầu tiên. Tác giả phân tích các yếu tố liên quan đến mức độ biến động trong ngày của progesterone bằng các mô hình hỗn hợp (mixed models), sử dụng package nlme của phần mềm SPSS.
Kết quả cho thấy giá trị progesterone huyết thanh trung bình của 22 người tham gia lúc 08:00, 12:00, 16:00 và 20:00 lần lượt là 1,75 ng/ml, 1,40 ng/ml, 1,06 ng/ml và 0,97 ng/ml. Chênh lệch progesterone giữa 08:00 và 20:00 là 0,77 (KTC 95% 0,56 - 0,99), tương đương với mức giảm 44% giá trị progesterone trung bình giữa lần đầu tiên (08:00) và lần đo cuối cùng (20:00; P < 0,001). Trong số 10 bệnh nhân có mức progesterone cơ bản (08:00) > 1,5 ng/ml, có 7 bệnh nhân đã có sự giảm nồng độ progesterone huyết thanh xuống < 1,5 ng/ml vào thời điểm 20:00. Phân tích mô hình hỗn hợp cho thấy việc giảm progesterone trong ngày có liên quan đáng kể với thời gian và tổng liều rFSH được sử dụng. Cụ thể, cứ giảm mỗi 100 IU rFSH sử dụng thì nồng độ progesterone giảm đi 0,3 ng/ml (KTC 95% 0,02 – 0,04).
Trong nghiên cứu trên, tác giả chỉ tuyển chọn những người cho noãn trẻ, khỏe mạnh, thực hiện kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist linh động. Do đó, nếu ngoại suy cho dân số thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nói chung, với các phác đồ và loại gonadotropin khác nhau là chưa phù hợp và nên có những nghiên cứu tiếp theo trên những nhóm bệnh nhân khác để kiểm chứng kết quả nghiên cứu này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cũng gợi ý rằng nếu chỉ sử dụng mức progesterone duy nhất vào ngày khởi động trưởng thành noãn là không đủ tin cậy để đưa ra quyết định lâm sàng do sự biến động rất lớn của nồng độ progesterone trong ngày.
Nguồn: González-Foruria, I., Rodríguez, I., Martínez, F., Rodríguez-Purata, J., Montoya, P., Rodríguez, D., … Polyzos, N. P. (2019). Clinically significant intra-day variability of serum progesterone levels during the final day of oocyte maturation: a prospective study with repeated measurements. Human Reproduction.doi:10.1093/humrep/dez091
Để giải đáp cho câu hỏi đó, tác giả I González-Foruria và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện trên 22 chu kỳ xin-cho noãn tại Tây Ban Nha, trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 1 năm 2018. Nhóm nghiên cứu đo nồng độ progesterone ở 4 thời điểm khác nhau trong ngày quyết định khởi động trưởng thành noãn (08:00, 12:00, 16:00 và 20:00) ở các bệnh nhân cho noãn khỏe mạnh, sử dụng phác đồ GnRH antagonist linh động và kích thích buồng trứng được thực hiện bằng rFSH. Tỷ lệ phần trăm khác biệt về nồng độ progesterone của mỗi bệnh nhân được tính toán theo từng cặp thời gian. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến để đánh giá các biến liên quan đến nồng độ progesterone trên phép đo đầu tiên. Tác giả phân tích các yếu tố liên quan đến mức độ biến động trong ngày của progesterone bằng các mô hình hỗn hợp (mixed models), sử dụng package nlme của phần mềm SPSS.
Kết quả cho thấy giá trị progesterone huyết thanh trung bình của 22 người tham gia lúc 08:00, 12:00, 16:00 và 20:00 lần lượt là 1,75 ng/ml, 1,40 ng/ml, 1,06 ng/ml và 0,97 ng/ml. Chênh lệch progesterone giữa 08:00 và 20:00 là 0,77 (KTC 95% 0,56 - 0,99), tương đương với mức giảm 44% giá trị progesterone trung bình giữa lần đầu tiên (08:00) và lần đo cuối cùng (20:00; P < 0,001). Trong số 10 bệnh nhân có mức progesterone cơ bản (08:00) > 1,5 ng/ml, có 7 bệnh nhân đã có sự giảm nồng độ progesterone huyết thanh xuống < 1,5 ng/ml vào thời điểm 20:00. Phân tích mô hình hỗn hợp cho thấy việc giảm progesterone trong ngày có liên quan đáng kể với thời gian và tổng liều rFSH được sử dụng. Cụ thể, cứ giảm mỗi 100 IU rFSH sử dụng thì nồng độ progesterone giảm đi 0,3 ng/ml (KTC 95% 0,02 – 0,04).
Trong nghiên cứu trên, tác giả chỉ tuyển chọn những người cho noãn trẻ, khỏe mạnh, thực hiện kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist linh động. Do đó, nếu ngoại suy cho dân số thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nói chung, với các phác đồ và loại gonadotropin khác nhau là chưa phù hợp và nên có những nghiên cứu tiếp theo trên những nhóm bệnh nhân khác để kiểm chứng kết quả nghiên cứu này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cũng gợi ý rằng nếu chỉ sử dụng mức progesterone duy nhất vào ngày khởi động trưởng thành noãn là không đủ tin cậy để đưa ra quyết định lâm sàng do sự biến động rất lớn của nồng độ progesterone trong ngày.
BS Lê Khắc Tiến, Nhóm Nghiên cứu Nội tiết – Mãn kinh, BV Mỹ Đức
Các tin khác cùng chuyên mục:
Dầu Paraffin, dầu khoáng và tiềm năng phát triển của phôi giai đoạn phân chia - Ngày đăng: 09-09-2019
Sự khác biệt về mức độ lo âu, trầm cảm và biểu hiện các dấu ấn sinh học căng thẳng ở phụ nữ mang thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm so với mang thai tự nhiên: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 04-09-2019
Mối tương quan giữa phôi phát triển chậm và kết cục điều trị của bệnh nhân - Ngày đăng: 04-09-2019
Đánh giá thai chậm tăng trưởng chọn lọc khởi phát sớm và muộn trên thai kỳ song thai một bánh nhau - Ngày đăng: 04-09-2019
Wifi và khả năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 04-09-2019
Béo phì ở phụ nữ ảnh hưởng tiêu cực đến tỉ lệ trẻ sinh sống sau IVF: nghiên cứu tổng quan và phân tích gộp - Ngày đăng: 04-09-2019
Xác định thông số động học và sự phát triển của phôi tiền làm tổ tạo thành từ tinh trùng trích xuất từ tinh hoàn, mào tinh và tinh trùng xuất tinh bằng hệ thống time-lapse - Ngày đăng: 31-08-2019
Liệu rằng chất lượng phôi ngày 3 có thể tiên đoán được kết cục điều trị sau khi chuyển phôi ngày 5 của nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt? - Ngày đăng: 31-08-2019
Một chứng cứ về thất bại phân chia trong noãn có chứa mạng lưới nội chất trơn - Ngày đăng: 31-08-2019
Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng không liên quan đến tỉ lệ phôi nang nguyên bội trong các chu kì cho noãn - Ngày đăng: 31-08-2019
ICSI không hiệu quả hơn so với IVF cổ điển ở các nhóm đáp ứng buồng trứng khác nhau - Ngày đăng: 28-08-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK