Tin tức
on Wednesday 28-08-2019 11:15am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Lê Thị Thu Thảo _IVFMD TB
Căng thẳng tại nơi làm việc là yếu tố đang quan tâm cho người lao động trên toàn thế giới. Việc căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả và an toàn công việc cho nhân viên. Trong đó nhân viên y tế là người được nhận xét có mức độ căng thẳng, áp lực cao trong xã hội. Vì vậy nghiên cứu của Centola đã thực hiện khảo sát trên nhân viên phòng labo ART để xác định mức độ căng thẳng của nhóm đối tượng này.
Nghiên cứu được tiến hành như sau: một đường link chứa thang đo stress (Perceived stress scale - PSS) được gửi bằng email hoặc đưa lên một trang mạng xã hội. Người tham gia hoàn toàn tự nguyện. Thang điểm PSS sẽ tự động ghi nhận và đánh giá mức độ stress cho mỗi cá nhân tham gia với điểm số từ 0 đến 1. Điểm cao nhất ứng với mức độ stress cao nhất.
Kết quả của nghiên cứu: người tham gia bao gồm chuyên viên phôi học (n=57), quản lý lab (n=39), kỹ thuật viên Nam học (n=7). Điểm số trung bình (± SD ) về mức độ stress cho các nhóm: KTV Nam học 0,41 (0,2); chuyên viên phôi học 0,51 (0,13); quản lý lab là 0,49 (0,17) và toàn bộ các nhóm 0,5 (0,2). Nhìn chung không có sự khác biệt giữa các nhóm (p>0,005). Tuy nhiên có thể nhận thấy các chuyên viên phôi học đạt điểm cao hơn so với các KTV Nam học (p=0,06), quản lý lab IVF cao hơn so với quản lý phòng Nam học (p=0,08). Giá trị thấp nhất được đánh giá cho KTV Nam học (0,12) và giá trị cao nhất cho nhóm người quản lý IVF/ lab Nam học (0,93).
Kết luận: có thể thấy mức độ stress tương đối cao ở các chuyên viên labo ART. Vì vậy cần có những chính sách để cải thiện mức độ căng thẳng ở nhân viên và kiểm soát tốt điều này. Trong tương lai cần có thêm nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để nâng cao hiệu quả, sự chú ý của vấn đề stress đến nhân viên y tế.
Nguồn: Stress in the Workplace: Results from a Perceived Stress Survey of ART Laboratory Professionals. RBM online. Volume 37, Supplement 2, November 2018, Page e3.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lợi ích và thách thức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 28-08-2019
Liệu có thể tiên đoán trẻ sinh sống với các dấu ấn sinh học mới không xâm lấn ở giai đoạn sớm của phôi trên chất lượng phôi quan sát bởi hệ thống time-lapse? - Ngày đăng: 28-08-2019
Lợi ích và thách thức của ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 26-08-2019
Chuyển phôi giai đoạn nào là tối ưu cho những bệnh nhân chỉ có một hoặc hai phôi giai đoạn phân chia - Ngày đăng: 19-08-2019
Mối tương quan hạn chế giữa nồng độ gốc oxy hóa tự do trong môi trường nuôi cấy với sự phát triển của hợp tử và phôi - Ngày đăng: 19-08-2019
Yoga và sức khoẻ sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 19-08-2019
Trữ lạnh noãn để có cơ hội mang thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm nhiều năm về sau - Ngày đăng: 19-08-2019
Ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung lên thai kỳ - Ngày đăng: 19-08-2019
Nhiều phôi có thực sự tốt? Đáp án từ phân tích trên 16.666 chu kỳ chuyển phôi tươi đơn phôi nang - Ngày đăng: 19-08-2019
Mối tương quan của môi trường nuôi cấy với sự tăng trưởng, cân nặng và sự phát triển của hệ tim mạch của trẻ IVF lúc 9 tuổi - Ngày đăng: 19-08-2019
Xét nghiệm đánh giá sự phân mảnh DNA tinh trùng có nên được sử dụng thường quy để chẩn đoán vô sinh nam không? - Ngày đăng: 15-08-2019
Chuyển phôi đông lạnh có tốt hơn cho mẹ và bé? - Ngày đăng: 15-08-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK