Tin tức
on Thursday 15-08-2019 9:34am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Lê Thị Thu Thảo_IVFMD Tân Bình
Hiện nay, các kết quả của chuyển phôi trữ ngày càng tăng cao nhờ sự cải thiện của qui trình trữ - rã. Vì vậy, chuyển phôi trữ ngày càng trở nên phổ biến và chiếm đa số các chu kì chuyển phôi ở các trung tâm thụ tinh ống nghiệm. Các nghiên cứu quan sát ban đầu và một bài tổng quan được công bố cách đây 5 năm cho thấy kết quả sản khoa và chu sinh tốt hơn ở trẻ sau chuyển phôi trữ so với chuyển phôi tươi, giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân và tiền sản giật. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự khác biệt về kết quả thai, tỉ lệ trẻ sinh sống của chuyển phôi tươi so với chuyển phôi trữ (Vuong và cs, 2018; Dieamant và cs, 2017).
Nghiên cứu của Abha Maheshwari và cộng sự nhằm mục đích là thực hiện một tổng quan hệ thống và tổng hợp các phân tích gộp về các biến chứng sản khoa và chu sinh ở những trường hợp mang đơn thai sau khi chuyển các phôi trữ và tươi. Phương pháp nghiên cứu là thu thập các nguồn dữ liệu từ Medline, EMBASE, các trung tâm thử nghiệm lâm sàng của Cochrane DARE và CINAHL (1984-2016).
Kết quả của nghiên cứu cho thấy:
- Trẻ nhỏ hơn so với tuổi thai được định nghĩa là cân nặng khi sinh nhỏ hơn 2 lần độ lệch chuẩn. Có 10 nghiên cứu đã báo cáo về kết quả này cho thấy nguy cơ trẻ nhỏ hơn so với tuổi thai thấp hơn rõ rệt ở nhóm chuyển phôi trữ so với chuyển phôi tươi (RR 0.61; 95% CI 0.56–0.67).
- Cân nặng sơ sinh thấp (< 2500 g): dữ liệu dựa trên 20 nghiên cứu cho thấy khả năng sinh con nhẹ cân ở phôi trữ thấp hơn đáng kể so với nhóm chuyển phôi tươi (RR 0.72, 95% Cl 0.67-0.77). Tương tự đối với yếu tố trẻ sơ sinh rất nhẹ cân (< 1500 g), có 13 nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra từ phôi trữ có nguy cơ thấp hơn so với trẻ sinh ra từ phôi tươi.
- Trẻ lớn hơn so với tuổi thai cao hơn ở những lần chuyển đơn phôi trữ so với phôi tươi (RR 1.54; 95% Cl 1.48–1.61) được tìm thấy ở 7 nghiên cứu.
- Con to (> 4000 g) có nguy cơ cao hơn ở trẻ sau chuyển phôi trữ so với phôi tươi (RR 1.85, KTC 95% 1.46 - 2.33).
- Sinh non (< 37 tuần) ít hơn ở nhóm chuyển phôi trữ so với phôi tươi (RR 0.90, 95% CI 0.84 - 0.97).
Kết quả so sánh giữa hai nhóm về nguy cơ trẻ sơ sinh nhỏ hoặc lớn hơn so với tuổi thai trong nghiên cứu này cũng giống như các nghiên cứu trước đó. Tỷ lệ sinh non thấp khi chuyển phôi trữ cũng tương tự như các báo cáo trước. Nhóm chuyển phôi trữ có nguy cơ gia tăng các rối loạn tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai (RR 1.29, 95% CI 1.07 - 1.56), trẻ lớn hơn đối với tuổi thai (RR 1.54, KTC 95% 1.48 - 1.61). Không có sự khác biệt về nguy cơ dị tật bẩm sinh và tử vong chu sinh giữa hai nhóm.
Bài nghiên cứu cũng xác nhận rằng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn chiến lược chuyển phôi cho bệnh nhân và chiến lược trữ phôi toàn bộ chỉ nên áp dụng trong các trường hợp bất lợi như bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng, bảo tồn khả năng sinh sản, nồng độ progesterone cao hay bệnh nhân có các yếu tố bất lợi khi chuyển phôi tươi.
Nguồn: Is frozen embryo transfer better for mothers and babies? Can cumulative meta-analysis provide a definitive answer? Hum Reprod Update. 2018 Jan 1;24(1):35-58. doi: 10.1093/humupd/dmx031.
Hiện nay, các kết quả của chuyển phôi trữ ngày càng tăng cao nhờ sự cải thiện của qui trình trữ - rã. Vì vậy, chuyển phôi trữ ngày càng trở nên phổ biến và chiếm đa số các chu kì chuyển phôi ở các trung tâm thụ tinh ống nghiệm. Các nghiên cứu quan sát ban đầu và một bài tổng quan được công bố cách đây 5 năm cho thấy kết quả sản khoa và chu sinh tốt hơn ở trẻ sau chuyển phôi trữ so với chuyển phôi tươi, giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân và tiền sản giật. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự khác biệt về kết quả thai, tỉ lệ trẻ sinh sống của chuyển phôi tươi so với chuyển phôi trữ (Vuong và cs, 2018; Dieamant và cs, 2017).
Nghiên cứu của Abha Maheshwari và cộng sự nhằm mục đích là thực hiện một tổng quan hệ thống và tổng hợp các phân tích gộp về các biến chứng sản khoa và chu sinh ở những trường hợp mang đơn thai sau khi chuyển các phôi trữ và tươi. Phương pháp nghiên cứu là thu thập các nguồn dữ liệu từ Medline, EMBASE, các trung tâm thử nghiệm lâm sàng của Cochrane DARE và CINAHL (1984-2016).
Kết quả của nghiên cứu cho thấy:
- Trẻ nhỏ hơn so với tuổi thai được định nghĩa là cân nặng khi sinh nhỏ hơn 2 lần độ lệch chuẩn. Có 10 nghiên cứu đã báo cáo về kết quả này cho thấy nguy cơ trẻ nhỏ hơn so với tuổi thai thấp hơn rõ rệt ở nhóm chuyển phôi trữ so với chuyển phôi tươi (RR 0.61; 95% CI 0.56–0.67).
- Cân nặng sơ sinh thấp (< 2500 g): dữ liệu dựa trên 20 nghiên cứu cho thấy khả năng sinh con nhẹ cân ở phôi trữ thấp hơn đáng kể so với nhóm chuyển phôi tươi (RR 0.72, 95% Cl 0.67-0.77). Tương tự đối với yếu tố trẻ sơ sinh rất nhẹ cân (< 1500 g), có 13 nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra từ phôi trữ có nguy cơ thấp hơn so với trẻ sinh ra từ phôi tươi.
- Trẻ lớn hơn so với tuổi thai cao hơn ở những lần chuyển đơn phôi trữ so với phôi tươi (RR 1.54; 95% Cl 1.48–1.61) được tìm thấy ở 7 nghiên cứu.
- Con to (> 4000 g) có nguy cơ cao hơn ở trẻ sau chuyển phôi trữ so với phôi tươi (RR 1.85, KTC 95% 1.46 - 2.33).
- Sinh non (< 37 tuần) ít hơn ở nhóm chuyển phôi trữ so với phôi tươi (RR 0.90, 95% CI 0.84 - 0.97).
Kết quả so sánh giữa hai nhóm về nguy cơ trẻ sơ sinh nhỏ hoặc lớn hơn so với tuổi thai trong nghiên cứu này cũng giống như các nghiên cứu trước đó. Tỷ lệ sinh non thấp khi chuyển phôi trữ cũng tương tự như các báo cáo trước. Nhóm chuyển phôi trữ có nguy cơ gia tăng các rối loạn tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai (RR 1.29, 95% CI 1.07 - 1.56), trẻ lớn hơn đối với tuổi thai (RR 1.54, KTC 95% 1.48 - 1.61). Không có sự khác biệt về nguy cơ dị tật bẩm sinh và tử vong chu sinh giữa hai nhóm.
Bài nghiên cứu cũng xác nhận rằng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn chiến lược chuyển phôi cho bệnh nhân và chiến lược trữ phôi toàn bộ chỉ nên áp dụng trong các trường hợp bất lợi như bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng, bảo tồn khả năng sinh sản, nồng độ progesterone cao hay bệnh nhân có các yếu tố bất lợi khi chuyển phôi tươi.
Nguồn: Is frozen embryo transfer better for mothers and babies? Can cumulative meta-analysis provide a definitive answer? Hum Reprod Update. 2018 Jan 1;24(1):35-58. doi: 10.1093/humupd/dmx031.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của liệu pháp âm nhạc lên việc giảm đau và stress khi chọc hút noãn - Ngày đăng: 15-08-2019
Mối tương quan giữa động học hình thái phôi và tuổi phụ nữ trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 15-08-2019
Lipocalon-1 là dấu chỉ tiềm năng trong sàng lọc lệch bội không xâm lấn - Ngày đăng: 11-08-2019
Phân tích NGS phôi IVF của bệnh nhân mang thể khảm - Ngày đăng: 11-08-2019
Kết quả sản khoa và sơ sinh sau khi chuyển phôi giai đoạn phân chia và giai đoạn phôi nang có nguồn gốc từ hợp tử đơn tiền nhân - Ngày đăng: 09-08-2019
Có nên chuyển các phôi phát triển từ hợp tử một tiền nhân? - Ngày đăng: 09-08-2019
Mối tương quan giữa tuổi người cho noãn và kết quả điều trị của người xin noãn - Ngày đăng: 05-08-2019
Môi trường nuôi cấy phôi không ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ 9 tuổi được sinh ra sau điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 05-08-2019
Ảnh hưởng của sử dụng cà phê hàng ngày ở phụ nữ lên thành công của điều trị vô sinh: nghiên cứu đoàn hệ ở Đan Mạch - Ngày đăng: 05-08-2019
Vai trò của chẩn đoán lệch bội nhiễm sắc thể trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi - Ngày đăng: 05-08-2019
Tụ máu dưới màng đệm và nguy cơ sẩy thai trên thai kỳ đơn thai - Ngày đăng: 05-08-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK