Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 19-08-2019 12:50pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPHTrần Hà Lan Thanh-IVFMD Phú Nhuận

Sức khỏe của trẻ sinh ra sau điều trị vô sinh hiếm muộn có thể bị tác động bởi các yếu tố từ bố mẹ hoặc các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như kích thích buồng trứng, ICSI, hệ thống môi trường nuôi cấy... Trong đó, môi trường nuôi cấy phôi là yếu tố quan trọng cần quan tâm vì nó tác động trực tiếp vào quá trình phát triển của phôi. Một số nghiên cứu cho thấy môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi cũng như kết cục thai kỳ. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chứng tỏ môi trường nuôi cấy còn tác động đến sự phát triển của thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai (tuần thứ 13-21), cân nặng trẻ lúc mới sinh cũng như sự phát triển của trẻ lúc 2 tuổi (Nelissen và cs, 2013; Zandstra và cs, 2015; Kleijkers và cs, 2014). Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về tác động của môi trường nuôi cấy đối với sức khoẻ của trẻ lúc lớn.
Chính vì thế, nghiên cứu của Zandstra và cộng sự năm 2018, tiến hành so sánh trên 2 nhóm trẻ hỗ trợ sinh sản lúc 9 tuổi trên phôi nuôi cấy trong môi trường Vitrolife và Cook.

Kết quả cho thấy:

Trẻ ở nhóm Vitrolife lúc 9 tuổi nặng hơn (1,58 kg; CI 95%: 0,01 – 3,14), BMI cao hơn 0,84 kg/m2 (CI 95%: 0,02 – 1,67), chỉ số Eo/Hông lớn hơn (0,03; CI 95%: 0,01 – 0,05), vòng bụng lớn hơn, chỉ số béo phì kiểu bụng cao hơn, nhưng chiều cao không khác biệt so với nhóm môi trường Cook.

Không có sự khác biệt đáng kể về sự phát triển tim mạch của 2 nhóm trẻ có nguồn gốc từ 2 nhóm phôi nuôi trong 2 môi trường Vitrolife và Cook về huyết áp tâm thu (adj. beta: 0,364 [95% CI: −2,129 - 2,856]; p = 0,773), huyết áp tâm trương (adj. beta: 0,275 [95% CI: −2,105- 2,654], p = 0,82) và các chỉ số nồng độ glucose trong máu (adj. beta: - 0,048 [−0,181 – 0,085], p = 0,472), nồng độ tổng cholesterol trong máu (adj. beta: 0,139 [−0,141 - 0,418], p = 0,328), nồng độ insulin trong máu (adj. beta: −6,340 [−20,278 - 7,598], p = 0,369).

Như vậy, trẻ sinh ra từ phôi nuôi cấy trong môi trường Vitrolife có thể có chuyển hóa và phát triển khác so với môi trường Cook. Tuy nhiên, không có khác biệt đáng kể về sự phát triển tim mạch của trẻ ở 2 nhóm môi trường. Vẫn cần có nhiều nghiên cứu trong tương lai về sự tác động của môi trường nuôi cấy phôi với sự phát triển của trẻ sinh ra từ TTTON.


Nguồn: Association of culture medium with growth, weight and cardiovascular development of IVF children at the age of 9 years, Human Reproduction (2018), doi: 10.1093/humrep/dey246

Từ khoá: cân nặng trẻ, tăng trưởng, hệ tim mạch, trẻ 9 tuổi, môi trường nuôi cấy HTSS, Vitrolife, Cook
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK