Tin tức
on Monday 19-08-2019 1:16pm
Danh mục: Tin quốc tế
Sẩy thai liên tiếp là một trong những biến chứng nguy hiểm của thai kỳ, được định nghĩa là sẩy thai trước 20 tuần trong 3 lần liên tiếp. Từ trước đến nay, những bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với chẩn đoán sẩy thai liên tiếp thường được tư vấn thực hiện tầm soát di truyền để xác định xem phôi có sai hỏng trong số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể hay không. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những sai hỏng của phôi có nguồn gốc sai hỏng từ noãn, tuy nhiên hiện nay, một số nhóm tác giả đã tập trung phân tích vai trò của tinh trùng trong sự phát triển sớm của thai và cho thấy có mối tương quan đáng kể.
Ở nam giới, stress oxy hóa đã được chứng minh là một trong những nguyên nhân chính gây khiếm khuyết chức năng và phá vỡ tính toàn vẹn DNA bộ gen tinh trùng.Việc sửa chữa những sai hỏng này có thể là tiền đề để tạo nên phôi hữu dụng và hình thành một đứa trẻ khoẻ mạnh. Vì tinh trùng không có đủ cơ chế sửa sai nên những sai hỏng này sẽ nhờ vào cơ chế sửa chữa của noãn trước khi dung hòa bộ gen tinh trùng để tạo bộ gen của phôi. Trong quá trình phiên mã, tinh trùng có thể tạo ra các sản phẩm phiên mã chức năng để đóng góp vào tổng sản phẩm phiên mã của phôi trước khi hoạt hóa bộ gen của phôi. Các sản phẩm phiên mã này đóng một vai trò quan trọng trong việc dịch mã tạo thành các protein có liên quan đến quá trình làm tổ của phôi và sự phát triển của thai. Vì vậy, sự rối loạn của những sản phẩm phiên mã là một trong những yếu tố nguy cơ gây sẩy thai. Bên cạnh các yếu tố di truyền và thượng di truyền, các yếu tố về môi trường sống và lối sống cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc cấu tạo nên những đặc điểm sinh học của phôi. Vậy nên cải thiện môi trường và không gian sống có thể giúp cải thiện được kết cục điều trị.
Những năm gần đây, yoga nổi lên như một phương pháp y học kết hợp với các bài tập thiền và tập thở. Và để đánh giá xem liệu thay đổi lối sống lành mạnh ở nam giới mà cụ thể là tập yoga có giúp giảm mức độ sai hỏng DNA tinh trùng và giúp cho sự biểu hiện gen được diễn ra bình thường hay không, Vidhu Dhawan và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này trên 30 người chồng có vợ sẩy thai liên tiếp.
Nghiên cứu tiến cứu thực hiện từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017. Mẫu tinh dịch được thu nhận phân tích trước và sau khi tập yoga trong vòng 21 ngày. Phân tích sự biểu hiện của 8 gen (FOXG1, SOX3, OGG1, PARP1, RPS6, RBM9, RPS17 và RPL29) trên tinh trùng bằng kỹ thuật qPCR. Mức độ stress oxy hóa được đánh giá dựa trên lượng ROS trong mẫu tinh dịch và chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) được xác định bằng kỹ thuật SCSA. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Sau khoá học yoga, tổng số tinh trùng và tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới tăng đáng kể. ROS giảm đến 69% so với ban đầu và chỉ số DFI giảm không đáng kể. Sự biểu hiện gen tinh trùng được điều chỉnh theo hướng bình thường hóa, các gen OX3, OGG1 và PARP1 được tăng cường biểu hiện trong khi những gen còn lại được điều hòa giảm biểu hiện.
Như vậy, tập yoga có thể giúp giảm những tổn thương DNA do stress oxy hóa gây ra đồng thời điều hòa được sự biểu hiện phiên mã của gen. Điều này không những giúp cải thiện kết quả thai mà còn cải thiện được sức khoẻ của những đứa trẻ được sinh ra sau này.
CVPH. Lê Thị Bích Phượng - IVFMD Phú Nhuận.
Nguồn: Meditation & yoga: Impact on oxidative DNA damage & dysregulated sperm transcripts in male partners of couples with recurrent pregnancy loss. Indian Journal Of Medical Research. 10.4103/ijmr.IJMR198817
Ở nam giới, stress oxy hóa đã được chứng minh là một trong những nguyên nhân chính gây khiếm khuyết chức năng và phá vỡ tính toàn vẹn DNA bộ gen tinh trùng.Việc sửa chữa những sai hỏng này có thể là tiền đề để tạo nên phôi hữu dụng và hình thành một đứa trẻ khoẻ mạnh. Vì tinh trùng không có đủ cơ chế sửa sai nên những sai hỏng này sẽ nhờ vào cơ chế sửa chữa của noãn trước khi dung hòa bộ gen tinh trùng để tạo bộ gen của phôi. Trong quá trình phiên mã, tinh trùng có thể tạo ra các sản phẩm phiên mã chức năng để đóng góp vào tổng sản phẩm phiên mã của phôi trước khi hoạt hóa bộ gen của phôi. Các sản phẩm phiên mã này đóng một vai trò quan trọng trong việc dịch mã tạo thành các protein có liên quan đến quá trình làm tổ của phôi và sự phát triển của thai. Vì vậy, sự rối loạn của những sản phẩm phiên mã là một trong những yếu tố nguy cơ gây sẩy thai. Bên cạnh các yếu tố di truyền và thượng di truyền, các yếu tố về môi trường sống và lối sống cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc cấu tạo nên những đặc điểm sinh học của phôi. Vậy nên cải thiện môi trường và không gian sống có thể giúp cải thiện được kết cục điều trị.
Những năm gần đây, yoga nổi lên như một phương pháp y học kết hợp với các bài tập thiền và tập thở. Và để đánh giá xem liệu thay đổi lối sống lành mạnh ở nam giới mà cụ thể là tập yoga có giúp giảm mức độ sai hỏng DNA tinh trùng và giúp cho sự biểu hiện gen được diễn ra bình thường hay không, Vidhu Dhawan và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này trên 30 người chồng có vợ sẩy thai liên tiếp.
Nghiên cứu tiến cứu thực hiện từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017. Mẫu tinh dịch được thu nhận phân tích trước và sau khi tập yoga trong vòng 21 ngày. Phân tích sự biểu hiện của 8 gen (FOXG1, SOX3, OGG1, PARP1, RPS6, RBM9, RPS17 và RPL29) trên tinh trùng bằng kỹ thuật qPCR. Mức độ stress oxy hóa được đánh giá dựa trên lượng ROS trong mẫu tinh dịch và chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) được xác định bằng kỹ thuật SCSA. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Sau khoá học yoga, tổng số tinh trùng và tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới tăng đáng kể. ROS giảm đến 69% so với ban đầu và chỉ số DFI giảm không đáng kể. Sự biểu hiện gen tinh trùng được điều chỉnh theo hướng bình thường hóa, các gen OX3, OGG1 và PARP1 được tăng cường biểu hiện trong khi những gen còn lại được điều hòa giảm biểu hiện.
Như vậy, tập yoga có thể giúp giảm những tổn thương DNA do stress oxy hóa gây ra đồng thời điều hòa được sự biểu hiện phiên mã của gen. Điều này không những giúp cải thiện kết quả thai mà còn cải thiện được sức khoẻ của những đứa trẻ được sinh ra sau này.
CVPH. Lê Thị Bích Phượng - IVFMD Phú Nhuận.
Nguồn: Meditation & yoga: Impact on oxidative DNA damage & dysregulated sperm transcripts in male partners of couples with recurrent pregnancy loss. Indian Journal Of Medical Research. 10.4103/ijmr.IJMR198817
Các tin khác cùng chuyên mục:
Trữ lạnh noãn để có cơ hội mang thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm nhiều năm về sau - Ngày đăng: 19-08-2019
Ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung lên thai kỳ - Ngày đăng: 19-08-2019
Nhiều phôi có thực sự tốt? Đáp án từ phân tích trên 16.666 chu kỳ chuyển phôi tươi đơn phôi nang - Ngày đăng: 19-08-2019
Mối tương quan của môi trường nuôi cấy với sự tăng trưởng, cân nặng và sự phát triển của hệ tim mạch của trẻ IVF lúc 9 tuổi - Ngày đăng: 19-08-2019
Xét nghiệm đánh giá sự phân mảnh DNA tinh trùng có nên được sử dụng thường quy để chẩn đoán vô sinh nam không? - Ngày đăng: 15-08-2019
Chuyển phôi đông lạnh có tốt hơn cho mẹ và bé? - Ngày đăng: 15-08-2019
Tác động của liệu pháp âm nhạc lên việc giảm đau và stress khi chọc hút noãn - Ngày đăng: 15-08-2019
Mối tương quan giữa động học hình thái phôi và tuổi phụ nữ trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 15-08-2019
Lipocalon-1 là dấu chỉ tiềm năng trong sàng lọc lệch bội không xâm lấn - Ngày đăng: 11-08-2019
Phân tích NGS phôi IVF của bệnh nhân mang thể khảm - Ngày đăng: 11-08-2019
Kết quả sản khoa và sơ sinh sau khi chuyển phôi giai đoạn phân chia và giai đoạn phôi nang có nguồn gốc từ hợp tử đơn tiền nhân - Ngày đăng: 09-08-2019
Có nên chuyển các phôi phát triển từ hợp tử một tiền nhân? - Ngày đăng: 09-08-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK