Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 31-08-2019 3:40pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Trần Hà Lan Thanh - Chuyên viên phôi học IVFMD Phú Nhuận

Thành công của một chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm là một đứa trẻ khỏe mạnh. Mang thai đôi có nguy cơ kết quả kém hơn so với thai đơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ sinh non, tử vong ở trẻ sơ sinh và mẹ ở trường hợp mang đa thai cao hơn đáng kể so với khi mang thai đơn. Trong những năm gần đây, chuyển đơn phôi nang chọn lọc (eSBT) ngày càng được khuyến nghị để giảm tỷ lệ đa thai. Hơn nữa, nuôi cấy phôi dài ngày và chuyển phôi giai đoạn phôi nang có liên quan đến tăng tỷ lệ thai lâm sàng và giảm tỷ lệ đa thai.

Nếu một số phôi nang chất lượng tốt như nhau thì rất khó cho nhà chuyên viên phôi học để lựa chọn phôi nào để chuyển. Đồng thời, hệ thống time lapse (TL) ngày càng được sử dụng để chọn phôi phù hợp hơn để chuyển. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng chất lượng cao hỗ trợ cho việc sử dụng nó. Nhưng chắc chắn là TL ghi nhận các thông số động học phát triển phôi và sự phân chia bất thường. Vì vậy, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu với hai mục tiêu: (1) chất lượng phôi ngày 3 có thể dự đoán kết cục thai khi eSBT chất lượng phôi ngày 5 như nhau hay không, (2) lựa chọn phôi ngày 5 bằng TL có lợi thế hơn so với lựa chọn bằng hình thái thông thường hay không.

Nghiên cứu gồm 233 eSBT lựa chọn phôi ngày 5 bằng hệ thống time lapse (nhóm TL), nhóm CM - phân loại phôi ngày 5 bằng hình thái học (n=121 eSBT). Tiêu chuẩn để nuôi phôi ngày 5 là có ít nhất 4 phôi chất lượng tốt ngày 3. Những phôi ngày 5 có chất lượng 4BB, 4BA, 4AB, 4AA được xem là phôi tốt và được chọn để chuyển đơn phôi eSET.

Kết quả thu được là:
  • Tỉ lệ tạo phôi nang của các phôi ngày 3 loại I, II cao hơn phôi ngày 3 loại III (67,89 vs 49,50% và 63,58 vs 49,50%; p<0,001); tỉ lệ tạo phôi nang của các phôi ngày 3 loại I, II như nhau (p=0,12).
  • Tỉ lệ thai lâm sàng (CPR) (58,04 vs 57,89 vs 55,56%; p=0,957) và thai diễn tiến (OPR) ở các phôi ngày 3 chất lượng loại I, II, III không có sự khác biệt OPR (66,07 vs 65,79 vs 64,44% p=0,981).
  • Nhóm TL khi eSET phôi ngày 5 cho tỉ lệ CPR và OPR cao hơn đáng kể so với nhóm CM (p<0,05).
Như vậy, chất lượng phôi ngày 3 không tiên đoán được kết cục thai sau khi chuyển phôi ngày 5 ở nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt. Nuôi cấy bằng hệ thống time-lapse có hữu ích trong việc lựa chọn phôi nang để chuyển đơn phôi.

Nguồn: Do day-3 embryo grade predict day-5 blastocyst transfer outcomes in patients with good prognosis? Gynecological Endocrinology (2019), doi:10.1080/09513590.2018.1484444

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK