Tin tức
on Monday 16-09-2019 7:50am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Lê Thị Bích Phượng - IVFMD Phú Nhuận
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là kỹ thuật ngày càng phổ biến trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, tỉ lệ thụ tinh của kỹ thuật này thường khoảng 70% tuy nhiên tỉ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn vẫn chiếm khoảng 3%-5% trong tổng số chu kỳ. Nguyên nhân chính gây thất bại thụ tinh hoàn toàn sau ICSI thường do sai hỏng trong quá trình hoạt hóa noãn, điều này có thể liên quan tới yếu tố tinh trùng hoặc yếu tố noãn. Hoạt hóa noãn trong tự nhiên là chuỗi các sự kiện phức tạp được diễn ra làm tiền đề cho quá trình thụ tinh. Tinh trùng và noãn đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, tinh trùng cung cấp yếu tố kích hoạt tế bào noãn có tên là PLC và noãn trưởng thành sẽ tiếp nhận yếu tố này để được kích hoạt. Sai hỏng trong quá trình hoạt hóa noãn sẽ dẫn đến thất bại thụ tinh, sự thất bại này có thể diễn ra trong thụ tinh tự nhiên và thụ tinh trong ống nghiệm.
Hoạt hóa noãn nhân tạo (AOA) được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có chu kỳ trước thất bại thụ tinh hoàn toàn hoặc thụ tinh kém sau ICSI. Mục đích của kỹ thuật này nhằm cung cấp đủ ion Ca2+ nội bào cho phép hoạt hóa noãn và từ đó thụ tinh thành công. Hiện tại kỹ thuật này vẫn chưa có đồng thuận về phác đồ điều trị và một số trường hợp chỉ định AOA không rõ ràng, ngoài ra việc sử dụng các chất kích hoạt nhân tạo còn gây nhiều tranh cãi. Vì vậy Davina Bonte và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của AOA trong chu kỳ ICSI của những bệnh nhân có tiền sử thụ tinh kém hoặc thất bại thụ tinh hoàn toàn bằng cách đánh giá tỉ lệ thụ tinh cũng như tỉ lệ thai và tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm bệnh nhân này trước và sau khi AOA.
Nghiên cứu hồi cứu trên 122 bệnh nhân có tiền sử thất bại thụ tinh hoàn toàn (tỉ lệ thụ tinh từ 0% -10%) và thụ tinh kém (tỉ lệ thụ tinh 33,3%) thực hiện ICSI từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2017 với tổng cộng 191 chu kỳ AOA. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thụ tinh sau AOA tăng hơn 4 lần so với ICSI không AOA ở chu kỳ trước và tỉ lệ này đều tăng cao ở 2 nhóm thất bại thụ tinh hoàn toàn và thụ tinh kém.
So sánh tỉ lệ thụ tinh sau AOA trên 3 nhóm nguyên nhân gây sai hỏng quá trình kích hoạt noãn: đặc điểm tinh trùng (nhóm 1), khả năng kích hoạt noãn của tinh trùng (nhóm 2) và noãn (nhóm 3) cho thấy tỉ lệ này tăng đáng kể ở 3 nhóm: từ 9,7%; 14,8%; 17,7% tăng lên lần lượt là 70,1%; 63%; 57,3%. Tỉ lệ thai sau AOA cũng tăng đáng kể từ 6,5% lên 36,4% trong đó nhóm 1 tăng từ 0% lên 49%; nhóm 2 tăng từ 7% lên 34,9% và nhóm 3 tăng từ 7% lên 29,4%. Do đó, tỉ lệ trẻ sinh sống cũng tăng lên đáng kể từ 2,6% lêm 26,7% trong đó tỉ lệ này tăng từ 0% lên 41,2% ở nhóm 1; 2,8% lên 22,6% ở nhóm 2 và 0% lên 22,1% ở nhóm 3.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá vai trò của AOA trên nhóm bệnh nhân thất bại thụ tinh hoàn toàn và thụ tinh kém với dữ liệu lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng AOA bằng ionomycin giúp tăng tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai và tỉ lệ trẻ sinh sống. Việc chỉ định AOA cho chu kỳ điều trị nên được thực hiện với những trường hợp tinh trùng đầu tròn không có cực đầu; tinh trùng bất thường PLC; có tiền sử thất bại thụ tinh hoàn toàn hay thụ tinh kém. Hiện nay việc sử dụng kỹ thuật này vẫn còn gây nhiều tranh cãi vì vẫn có ý kiến cho rằng việc hoạt hóa noãn bằng hóa chất có thể tác động đến noãn, phôi hoặc trẻ sinh ra với cơ chế chưa được xác định.
Nguồn: Assisted oocyte activation significantly increases fertilization and pregnancy outcome in patients with low and total failed fertilizationafter intracytoplasmic sperm injection: a 17-year retrospective study. Fertility and Sterility. 10.1016/j.fertnstert.2019.04.006
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vẫn còn chênh lệch lương theo giới tính của bác sĩ Nội tiết Sinh sản/Vô sinh - Ngày đăng: 12-09-2019
Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang lên sức khỏe xương - Ngày đăng: 12-09-2019
Kết cục điều trị của bệnh nhân 44-45 tuổi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 12-09-2019
Khởi phát aspirin liều thấp trước tuần thai 11 có làm giảm tỷ lệ tiền sản giật? - Ngày đăng: 12-09-2019
Mô hình tiên lượng phôi có khả năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt - Ngày đăng: 12-09-2019
Có nên chờ đợi? phôi nang ngày 7 có tỷ lệ euploidy (nguyên bội) thấp nhưng tỷ lệ làm tổ tương tự như phôi nang ngày 5 và ngày 6 - Ngày đăng: 12-09-2019
Hoạt động của ti thể và khung xương tế bào ở hợp tử ba tiền nhân sau khi ICSI - Ngày đăng: 11-09-2019
Đánh giá lại tiêu chuẩn chẩn đoán ADENOMYOSIS trên cộng hưởng từ - Ngày đăng: 11-09-2019
Thành phần các môi trường nuôi cấy phôi người tiền làm tổ và độ ổn định của chúng trong quá trình lưu trữ và nuôi cấy - Ngày đăng: 11-09-2019
So sánh ngẫu nhiên hai môi trường thương mại (Cook và Vitrolife) dùng trong nuôi cấy phôi sau khi IMSI - Ngày đăng: 11-09-2019
Kết cục chu sinh IVF với trường hợp sử dụng tinh trùng hiến tặng so với tinh trùng tự thân - Ngày đăng: 11-09-2019
Tác động của RESVERATROL lên tinh trùng trữ đông - Ngày đăng: 09-09-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK