Tin tức
on Wednesday 18-09-2019 7:52am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Hê Thanh Nhã Yến – Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Ngày nay, phụ nữ trẻ bị ung thư có thêm hy vọng bảo tồn khả năng sinh sản, trước khi bước vào đợt điều trị hoá chất hoặc xạ trị, nhờ phương pháp trữ trứng (đông lạnh trứng). Cụ thể, họ sẽ được phẫu thuật nội soi để lấy một phần hoặc hoàn toàn mô buồng trứng. Mô ở gần bề mặt buồng trứng có nhiều nang noãn chưa trưởng thành sẽ được trích ra và đông lạnh ở nhiệt độ rất thấp. Những năm sau đó, mô trứng trữ có thể được cấy ghép lại vào cơ thể để phục hồi khả năng sinh sản. Năm 2004, trường hợp mang thai đầu tiên từ kỹ thuật này đã được báo cáo. Từ đó đến nay, đã có thêm khoảng 150 đứa trẻ chào đời nhờ phương pháp này và chủ yếu là do mang thai tự nhiên.
Khi mô buồng trứng được cấy ghép lại thành công, hiện tượng rụng trứng có thể xuất hiện sau vài tuần hoặc vài tháng kèm theo sự tăng nồng độ estrogen được sản xuất bởi các tế bào xung quanh nang noãn. Sau hoá trị, một số phụ nữ sẽ gặp phải triệu chứng của mãn kinh sớm chủ yếu do thiếu hụt estrogen và cần điều trị nội tiết thay thế. Vì vậy, hiện tượng tăng estrogen là lợi ích đáng mong đợi của kỹ thuật này.
Mới đây, tổ chức ProFam đã công bố lần đầu tiên trên thế giới dự án cung cấp dịch vụ trữ trứng cho phụ nữ khỏe mạnh để trì hoãn tuổi mãn kinh. ProFam là một liên doanh thương mại được thành lập bởi chuyên gia về thụ tinh trong ống nghiệm Simon Fishel. Dự án được hai trung tâm khác tại Anh cùng tham gia. Dự án này mau chóng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông với các tiêu đề như “Bác sĩ giúp tạm dừng mãn kinh” và “Cơ hội trì hoãn thời kỳ mãn kinh tới 5, 10, 20 năm…hoặc có thể là vô thời hạn”.
Những tuyên bố trên hiện chưa có bằng chứng khoa học ủng hộ. Mặc dù khả năng mô buồng trứng được thay thế thành công là tốt, nhưng chức năng của buồng trứng sẽ bị hạn chế vì ít nhất một nửa số trứng được lưu trữ sẽ bị mất trong quá trình trữ đông, rã đông và cấy ghép lại. Có rất ít báo cáo về chức năng của mô ghép hơn 10 năm và không có báo cáo nào trong 20 năm vì kỹ thuật này không tồn tại đủ lâu. Trên thực tế, bằng chứng cho thấy nhiều mảnh ghép thất bại sau một hai năm, có thể liên quan đến khối lượng mô thay thế và mật độ trứng, những yếu tố này vốn phụ thuộc vào độ tuổi. Do đó, toàn bộ buồng trứng được cắt bỏ từ một thiếu niên đang được điều trị chuyên sâu như ghép tủy xương trong bệnh thiếu máu di truyền, sẽ có nhiều khả năng thành công khi được ghép lại hơn so với chỉ một mảnh buồng trứng nhỏ được lấy từ một phụ nữ 35 tuổi.
Để lấy mô buồng trứng và cấy ghép lại sẽ cần ít nhất hai cuộc phẫu thuật hoặc có thể nhiều hơn. Phẫu thuật cũng có một số rủi ro. Theo các chuyên gia phụ khoa Đại học Hoàng Gia Anh, nguy cơ chung gặp biến chứng nặng trong các phẫu thuật nội soi chẩn đoán là 2 trong 1000 trường hợp. Các biến chứng này bao gồm tổn thương bàng quang, ruột, niệu quản, tử cung hoặc mạch máu lớn trong ổ bụng. Việc phẫu thuật vì lợi ích chưa được biết rõ có vẻ là phương pháp khá táo bạo và rủi ro để giải quyết những rối loạn mãn kinh, trong khi nhiều phương thức thay thế hiệu quả khác đã có sẵn.
Mặt khác, không phải tất cả phụ nữ đều gặp rối loạn trong thời kỳ mãn kinh. Hầu hết phụ nữ (80%) có thể có cơn bốc hoả hoặc các triệu chứng như đau cơ khớp, khô âm đạo, triệu chứng rối loạn đường tiểu, lo âu, giảm ham muốn, đau đầu và kém tập trung. Khoảng ¼ phụ nữ mô tả các triệu chứng của họ là nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Về lâu dài, thiếu estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và bệnh tim mạch. Tất cả những vấn đề này sẽ được cải thiện khi phụ nữ được bổ sung estrogen đầy đủ và hiện nay các nội tiết tố thay thế thành phần estradiol được chứng minh rất hiệu quả, an toàn.
Liệu pháp Hormone có hiệu quả cao, đơn giản và rất an toàn cho hầu hết phụ nữ. Hiện không có bằng chứng về việc ghép lại mô buồng trứng có thể ngăn ngừa loãng xương và bệnh tim mạch cũng như cải thiện triệu chứng trầm cảm và các rối loạn tình dục. Trái lại, lợi ích của nội tiết điều trị đã được chứng minh bằng các nghiên cứu lớn. Hơn nữa, điều trị nội tiết chi phí rất thấp so với chi phí phẫu thuật nội soi và phí trữ trứng.
Nhiều phụ nữ lo ngại về những rủi ro của thuốc nội tiết. Điều được quan tâm nhất là sự gia tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú khi sử dụng lâu dài (trên 5 năm). Tuy nhiên hiện nay chưa có dữ liệu về nguy cơ ung thư vú sau khi cấy ghép mô buồng trứng. Mặt khác, mãn kinh muộn có liên quan tăng nguy cơ ung thư vú. Do đó, việc duy trì nội tiết quá dài từ bất kỳ nguồn nào cũng có khả năng mang lại nguy cơ tương tự.
Tóm lại, trữ trứng là một phương pháp đem lại nhiều hy vọng về tương lai sản khoa cho trẻ em gái và phụ nữ trẻ phải đối mặt với điều trị ung thư, vốn dĩ có nguy cơ phá hủy khả năng sinh sản. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được chứng minh là có lợi ích cho phụ nữ khỏe mạnh trong việc trì hoãn tuổi mãn kinh. Cơn bão truyền thông đưa ra những thông điệp tiêu cực về thời kỳ mãn kinh và tiến trình lão hóa đang gây ra những lo ngại quá mức cho phụ nữ, dẫn đến những can thiệp quá mức và không có bằng chứng khoa học. Cho đến khi cuộc tranh cãi này lắng xuống, nhân viên y tế và các nhà khoa học nên cung cấp thông tin chính xác cho phụ nữ về các vấn đề liên quan đến mãn kinh và giải pháp hiệu quả hiện đã có sẵn.
Dịch từ Melanie Davies, Ovarian tissue grafts to combat the menopause, Bionews, 8/2019.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phụ nữ bị viêm gan siêu vi B mãn tính không ảnh hưởng đến kết quả thai khi điều trị IVF ở chu kỳ đầu tiên - Ngày đăng: 16-09-2019
Giảm thai từ song thai thành đơn thai có chọn lọc, giảm nguy cơ sinh non và các biến chứng trong thai kỳ - Ngày đăng: 16-09-2019
Ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể ở phụ nữ đến kết quả thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm: Một nghiên cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 16-09-2019
Phân tích NGS trên môi trường nuôi cấy phôi cho thấy sự tồn tại của các miRNA có nguồn gốc ngoài phôi - Ngày đăng: 16-09-2019
Vai trò của hoạt hóa noãn nhân tạo với bệnh nhân có tiền sử thất bại thụ tinh hoàn toàn hoặc thụ tinh kém - Ngày đăng: 16-09-2019
Vẫn còn chênh lệch lương theo giới tính của bác sĩ Nội tiết Sinh sản/Vô sinh - Ngày đăng: 12-09-2019
Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang lên sức khỏe xương - Ngày đăng: 12-09-2019
Kết cục điều trị của bệnh nhân 44-45 tuổi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 12-09-2019
Khởi phát aspirin liều thấp trước tuần thai 11 có làm giảm tỷ lệ tiền sản giật? - Ngày đăng: 12-09-2019
Mô hình tiên lượng phôi có khả năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt - Ngày đăng: 12-09-2019
Có nên chờ đợi? phôi nang ngày 7 có tỷ lệ euploidy (nguyên bội) thấp nhưng tỷ lệ làm tổ tương tự như phôi nang ngày 5 và ngày 6 - Ngày đăng: 12-09-2019
Hoạt động của ti thể và khung xương tế bào ở hợp tử ba tiền nhân sau khi ICSI - Ngày đăng: 11-09-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK