Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 18-09-2019 8:01am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Thị Minh Anh _ IVFMD Tân Bình

Mục tiêu cuối cùng của thụ tinh trong ống nghiệm là cho ra đời những em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng các trường hợp mang thai sau thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ tăng các biến chứng bất lợi cho thai kì như sinh non, nhẹ cân khi sinh (low birthweight – LBW), nhẹ cân so với tuổi thai (small for gestational age – SGA) khi so sánh với những trường hợp thụ tinh tự nhiên. Nguyên nhân của vấn đề trên hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ. Theo một số tác giả có thể do yếu tố vô sinh đến từ cha mẹ, kích thích buồng trứng, phương pháp thụ tinh, phương pháp đông lạnh, thời gian nuôi cấy phôi, môi trường nuôi cấy và cũng có thể do độ dày nội mạc tử cung... Mối liên hệ giữa độ dày nội mạc tử cung và tỷ lệ thành công trong thụ tinh trong ống nghiệm đã được công bố trong một vài nghiên cứu, tuy nhiên có rất ít các công bố đánh giá mối liên hệ giữa độ dày nội mạc và cân nặng của trẻ sơ sinh. Cùng với đó, kỹ thuật bảo quản lạnh ngày càng phát triển cho phép chuyển phôi đông lạnh trở nên phổ biến. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của Jie Zang và cộng sự là đánh giá mối liên hệ giữa cân nặng của trẻ sơ sinh và độ dày nội mạc tử cung trong các chu kì chuyển phôi trữ.

Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên 6181 bệnh nhân chuyển phôi trữ tại một bệnh viện ở Trung Quốc từ năm 2010 đến năm 2017. Bệnh nhân được chia thành 5 nhóm có độ dày nội mạc tử cung vào ngày chuyển phôi lần lượt là < 8 mm, 8 – 9.9 mm, 10 - 11.9 mm, 12 – 13.9 mm và > 14 mm. Kết quả chính là cân nặng trẻ sơ sinh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy:
  • Độ dày nội mạc tử cung dưới 8 mm làm giảm tỷ lệ làm tổ và thai lâm sàng đồng thời tăng tỷ lệ sẩy thai (P < 0.001).
  • Giới tính, tuổi thai và các biến chứng khi mang thai không có sự khác biệt giữa 5 nhóm. Tuy nhiên, có sự khác biệt về cân nặng lúc sinh trung bình khoảng 89 – 108g giữa nhóm có độ dày nội mạc tử cung < 8 mm so với nhóm có độ dày > 10 mm. Đánh giá chỉ số Z-score cho thấy nhóm < 8 mm có chỉ số Z-score (0.24 ± 1.04) thấp hơn so với nhóm 10 – 11.9 mm (0.41 ± 1.02; P = 0,032) và nhóm 12 – 13.9 mm (0.46 ± 1.02; P = 0,004).
Như vậy, kết quả của nghiên cứu đã đưa ra rằng nội mạc tử cung mỏng có liên quan đến khả năng giảm cân nặng trẻ sơ sinh.

Nguồn: Effect of endometrial thickness on birthweight in frozen embryo transfer cycles: an analysis including 6181 singleton newborns. Human Reproduction/10.1093/humrep/dez103.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK