Tin tức
on Wednesday 25-09-2019 2:13pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Trần Hà Lan Thanh - IVFMD Phú Nhuận
Xin cho noãn (oocyte donation - OD) là kỹ thuật đã được sử dụng rộng rãi trong thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Đã có nghiên cứu cho thấy thai kỳ của người xin noãn bị tăng nguy cơ tiền sản giật so với thai kỳ tự nhiên, dẫn đến kết cục chu sinh kém hơn ở OD. Tuy nhiên, nghiên cứu so sánh kết cục thai kỳ của phụ nữ thực hiện chu kỳ OD với chu kỳ IVF noãn tự thân vẫn còn tranh cãi. Hạn chế về cỡ mẫu và độ mạnh của các nghiên cứu về OD trước đó có thể giải thích một phần của sự khác biệt kết cục, cũng như thiếu sự điều chỉnh cho các yếu tố gây nhiễu, sự khác biệt đặc điểm nền giữa các quần thể được nghiên cứu, phụ nữ > 40 tuổi được điều trị OD và đa thai.
Ở Thuỵ Điển, việc lựa chọn các cặp vợ chồng cho OD tuân theo một quy trình nghiêm ngặt bao gồm đánh giá tâm lý xã hội. Cả hai cha mẹ đều nên thể hiện tiềm năng sức khỏe tốt, nhưng đặc biệt là người xin noãn không nên có nguy cơ tăng rõ rệt hoặc phải được thông tin đầy đủ về các biến chứng có thể có của thai kỳ. Chính sách chuyển đơn phôi được quản lý nghiêm ngặt ở chu kỳ xin cho noãn, với mục tiêu giảm các biến chứng của đa thai cho mẹ và thai nhi.
Chính vì thế, nghiên cứu đoàn hệ bắt cặp của một trung tâm TTTON ở Thuỵ Điển đã tiến hành so sánh kết cục sản khoa và chu sinh giữa (1) những phụ nữ với noãn xin (n=259) và (2) những phụ nữ noãn tự thân trong cùng khoảng thời gian (n=515). Các chu kỳ điều trị IVF/ICSI được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2014 và bắt cặp 2 nhóm (1: 2) về tuổi vợ lúc IVF/ICSI, loại điều trị (IVF / ICSI) và tuổi vợ năm chuyển phôi. Tất cả phụ nữ đều khỏe mạnh và dưới 40 tuổi tại thời điểm IVF/ICSI và chuyển đơn phôi. Kết cục là tỷ lệ các biến chứng sản khoa (tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ) và chu sinh (sinh non, nhẹ cân, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt, điểm Apgar, tử vong).
Kết quả thu được là:
Ở Thuỵ Điển, việc lựa chọn các cặp vợ chồng cho OD tuân theo một quy trình nghiêm ngặt bao gồm đánh giá tâm lý xã hội. Cả hai cha mẹ đều nên thể hiện tiềm năng sức khỏe tốt, nhưng đặc biệt là người xin noãn không nên có nguy cơ tăng rõ rệt hoặc phải được thông tin đầy đủ về các biến chứng có thể có của thai kỳ. Chính sách chuyển đơn phôi được quản lý nghiêm ngặt ở chu kỳ xin cho noãn, với mục tiêu giảm các biến chứng của đa thai cho mẹ và thai nhi.
Chính vì thế, nghiên cứu đoàn hệ bắt cặp của một trung tâm TTTON ở Thuỵ Điển đã tiến hành so sánh kết cục sản khoa và chu sinh giữa (1) những phụ nữ với noãn xin (n=259) và (2) những phụ nữ noãn tự thân trong cùng khoảng thời gian (n=515). Các chu kỳ điều trị IVF/ICSI được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2014 và bắt cặp 2 nhóm (1: 2) về tuổi vợ lúc IVF/ICSI, loại điều trị (IVF / ICSI) và tuổi vợ năm chuyển phôi. Tất cả phụ nữ đều khỏe mạnh và dưới 40 tuổi tại thời điểm IVF/ICSI và chuyển đơn phôi. Kết cục là tỷ lệ các biến chứng sản khoa (tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ) và chu sinh (sinh non, nhẹ cân, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt, điểm Apgar, tử vong).
Kết quả thu được là:
- Phân tích hồi quy đa biến (được điều chỉnh theo chỉ số BMI, hút thuốc) cho thấy nguy cơ tăng gấp bốn lần tăng huyết áp thai kỳ (tỷ số chênh lệch điều chỉnh, AOR= 4,25; 95% CI 2,61- 6,92) và tiền sản giật (AOR 3,99; 95% CI 2,27-7,00) ở những thai kỳ của chu kỳ xin noãn.
- Ở chu kỳ xin cho noãn, tỷ lệ sinh mổ cao hơn (AOR=1,69; 95% CI 1,22-2,35) và nguy cơ băng huyết >1000ml sau sinh cao hơn (AOR=1,59; 95% CI 1,11-2,27) nhóm noãn tự thân.
- Sau khi điều chỉnh yếu tố tiền sản giật trong phân tích hồi quy logistic, không còn thấy tăng rủi ro chu sinh.
- Tỷ lệ sinh non, nhẹ cân khi sinh, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt, điểm Apgar và tỷ lệ tử vong chu sinh cũng tương tự giữa 2 nhóm.
Do đó, dữ liệu của nghiên cứu này cho thấy OD là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với các biến chứng sản khoa như rối loạn tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật ở những phụ nữ xin noãn được nói chung là trẻ, gầy, không hút thuốc và có sức khỏe tốt, với chính sách OD và chuyển đơn phôi nghiêm ngặt. Mang thai sau khi OD tăng gấp bốn lần khả năng xuất hiện tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật, và cũng có nguy cơ sinh mổ và băng huyết sau sinh cao hơn khi so sánh với thai kỳ bằng IVF / ICSI noãn tự thân. Tuy nhiên, thật yên tâm khi không có ảnh hưởng đến kết cục chu sinh nào được chứng minh. Cần nhận thức được những rủi ro gia tăng này khi thực hiện chu kỳ OD và các biện pháp phòng ngừa và chẩn đoán sớm tiền sản giật.
Nguồn: Increased incidence of obstetric and perinatal complications in pregnancies achieved using donor oocytes and single embryo transfer in young and healthy women. A prospective hospital- based matched cohort study, Gynecological endocrinology, 2019,
Nguồn: Increased incidence of obstetric and perinatal complications in pregnancies achieved using donor oocytes and single embryo transfer in young and healthy women. A prospective hospital- based matched cohort study, Gynecological endocrinology, 2019,
https://doi.org/10.1080/09513590.2018.1528577
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lựa chọn tinh trùng có khả năng gắn với Hyaluronan cho ICSI không giúp cải thiện tỷ lệ sinh sống - Ngày đăng: 06-11-2019
Sàng lọc và xử trí cường kinh ở trẻ vị thành niên - Ngày đăng: 23-09-2019
Mổ lấy thai có làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ? - Ngày đăng: 23-09-2019
IVF làm thay đổi tạm thời thượng di truyền của trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 06-11-2019
Phôi nguyên bội được lựa chọn kết hợp với hệ thống time-lapse có kết quả chuyển đơn phôi vượt trội so với đánh giá hình thái thông thường - Ngày đăng: 23-09-2019
Thời gian trữ đông tinh trùng lâu dài không ảnh hưởng đến kết cục điều trị mong con - Ngày đăng: 18-09-2019
Đánh giá tiêu chuẩn chẩn đoán thai chậm tăng trưởng theo đồng thuận Delphi - Ngày đăng: 23-09-2019
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh hiệu Quả của 17‐Alpha‐Hydroxyprogesterone Caproate và giả dược trong dự phòng sinh non - Ngày đăng: 23-09-2019
Chỉ số mới trong siêu âm Doppler giúp dự đoán thai chậm tăng trưởng - Ngày đăng: 23-09-2019
Ảnh hưởng của sự cân xứng phôi bào ngày 2 lên chất lượng và độ bội phôi nang - Ngày đăng: 23-09-2019
Mối tương quan giữa số lượng nhiễm sắc thể phôi phân chia và phôi nang với DNA ti thể (mtDNA) - Ngày đăng: 23-09-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK