Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 18-09-2019 9:37am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
 BS Lý Thiện Trung - Nhóm nghiên cứu nam khoa – IVFMD

Về phương diện lý thuyết sinh học, tinh trùng có thể được đông lạnh trong khoảng thời gian rất dài. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đông lạnh trong thời gian dài có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng sau rã đông và tỷ lệ thành công của những người phụ nữ điều trị vô sinh với ngân hàng tinh trùng hay không? Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được công bố về mối liên hệ giữa thời gian lưu trữ tinh trùng trong ngân hàng tinh trùng và tỷ lệ có thai sau điều trị vô sinh. Với lý do trên, Huang và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu với mục đích xác định mối liên quan giữa tỷ lệ có thai, tỷ lệ sẩy thai, tỷ lệ thai sinh sống của những cặp vợ chồng điều trị vô sinh với ngân hàng tinh trùng có thời gian trữ đông khác nhau.

Đây là một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 119.558 mẫu tinh trùng đông lạnh trong Ngân hàng tinh trùng tỉnh Hồ Nam – Trung Quốc từ 2001 đến 2016. Những yếu tố được đánh giá là chất lượng mẫu trữ trước khi đông lạnh, sau khi đông lạnh (theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999), tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ thai sinh sống. Thời gian trữ đông của các mẫu tinh trùng được chia làm 3 nhóm là 0.5 đến 5 năm, 6 đến 10 năm và 11 đến 15 năm. Tại Trung Quốc, các mẫu tinh trùng trữ từ ngân hàng tinh trùng có thể được sử dụng trong bơm tinh trùng vào buồng tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện theo các bảng sau:

Bảng 1: Thời gian trữ đông và tỷ lệ di động, tỷ lệ sống của tinh trùng trước và sau trữ rã

Thời gian trữ đông (năm) Số lượng mẫu Tỷ lệ di động Tỷ lệ sống sau trữ rã* (%) P value
Trước đông lạnh (%) Sau rã đông (%)
0.5 – 5 114.684 52.70 +/- 2.5 (52) 46.78 +/- 3.1 (46) 85.73 +/- 8.8 (85.3) __
6 – 10 4.613 53.32 +/- 3.6 (54) 44.17 +/- 4.7 (45) 82.1 +/- 9.2 (82.8) <0.01
11 – 15 261 55.30 +/- 4.6 (55) 41.60 +/- 5.2 (42) 73.98 +/- 10.7 (74.6) <0.01
Tổng cộng 119.558 53.10 +/- 3.1 (53) 45.82 +/- 5.1 (46) 83.22 +/- 9.8 (84.2)  
 
* Tỷ lệ sống sau trữ rã được tính bằng số tinh trùng di động sau rã chia cho số tinh trùng di động trước trữ.

Bảng 2: Thời gian trữ đông của mẫu tinh trùng và kết cục lâm sàng của IUI

    Thai lâm sàng Sẩy thai Sinh sống
Thời gian trữ đông Số chu kỳ thực hiện Số lượng Tỷ lệ P value Số lượng Tỷ lệ P value Số lượng Tỷ lệ P value
0.5 – 5.0 56.965 13.158 23.09 __ 1324 10.06 __ 10812 82.17 __
6 – 10 1.650 369 22.36 .485 37 10.02 .808 296 80.21 .334
11 – 15 112 25 22.32 .845 3 12.00 .796 20 80.00 .777
Tổng cộng 58.727 13.525 23.07 __ 1364 10.06 __ 11128 82.11 __
  • Tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai, tỷ lệ sinh sống không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tinh trùng có thời lượng trữ đông khác nhau khi được rã đông và thực hiện IUI.
Bảng 3: Thời gian trữ đông của mẫu tinh trùng và kết cục lâm sàng của thụ tinh trong ống nghiệm

Thời gian trữ đông Số chu kỳ thực hiện Thai lâm sàng Sẩy thai Sinh sống
Số lượng Tỷ lệ P value Số lượng Tỷ lệ P value Số lượng Tỷ lệ P value
0.5 – 5.0 10.350 12.440 64.29 __ 1525 12.26 __ 10.155 81.63 __
6 – 10 970 589 64.94 .690 67 11.38 .522 466 79.11 .124
11 – 15 43 23 53.48 .140 4 17.39 .555 17 73.91 .340
Tổng cộng 20.300 13.052 64.30 __ 1596 12.23 __ 10.638 81.50 __

Khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, so với nhóm tinh trùng có thời lượng trữ đông 0.5 đến 5 năm, thì nhóm tinh trùng trữ đông từ 11 đến 15 năm, thì tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ thai sinh sống có giảm và tỷ lệ sẩy thai có tăng, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê. Nhóm nghiên cứu nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với các mẫu tinh trùng có thời gian trữ đông khác nhau.

Nghiên cứu kết luận rằng, thời gian trữ đông trên 5 năm có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tinh trùng sống sau rã. Nhưng thời gian trữ đông khác nhau không ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ thai sinh sống khi thực hiện IUI hoặc thụ tinh trong ống nghiệm trong ít nhất là 15 năm.

Tài liệu tham khảo: Huang, C., Lei, L., Wu, H. L., Gan, R. X., Yuan, X. B., Fan, L. Q., & Zhu, W. B. (2019). Long-term cryostorage of semen in a human sperm bank does not affect clinical outcomes. Fertility and sterility.



Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK