Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 23-09-2019 11:15am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Bs. Lê Tiểu My

Thai chậm tăng trưởng (FGR) là tình trạng thai không đạt mức tiêu chuẩn các chỉ số sinh học theo tuổi thai và tiên lượng có những bất lợi trên sức khoẻ ngắn hạn cũng như dài hạn của thai nhi. Hiện nay chẩn đoán FGR có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm cân nặng thai nhi dưới bách phân vị thứ 10 theo Hadlock, Intergrowth IG-21 và tuỳ chỉnh biểu đồ cân nặng. Mới đây, một nhóm các chuyên gia thực hiện đồng thuận các tiêu chí chẩn đoán FGR bao gồm hai chỉ số độc lập  và ba chỉ số đóng góp trong trường hợp không có dị thường bẩm sinh. Tiêu chuẩn chẩn đoán FGR theo đồng thuận này như sau:

Thai chậm tăng trưởng sớm (<32 tuần) Thai chậm tăng trưởng muộn (>32 tuần)
AC/EFW < BPV 3 hoặc mất sóng cuối tâm trương ĐM tử cung
Hoặc
  1. AC/EFW < BPV 10 kết hợp với
  2. PI- ĐM tử cung > BPV 95 và/hoặc
  3. PI – ĐM rốn > BPV 95
AC/EFW < BPV 3
Hoặc có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau:
  1. AC/EFW < BPV 10
  2. AC/EFW cắt ngang BPV >2 tứ phân vị của tỉ lệ tăng trưởng
  3. CPR < BPV thứ 5 hoặc PI - ĐM rốn > BPV 95

AC: chu vi vòng bụng, EFW: ước lượng cân nặng thai nhi -   BPV: bách phân vị, PI: chỉ số đập, ĐM: động mạch, CPR: tỉ số não rốn.
 
Nhằm đánh giá hiệu quả chẩn đoán của đồng thuận này so với tiêu chuẩn cũ, một phân tích thuộc nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu được tiến hành và công bố kết quả trên tạp chí siêu âm Sản Phụ khoa – ISUOG. Nghiên cứu đánh giá tăng trưởng thai trong khoảng 26 – 36 tuần và chẩn đoán FGR theo đồng thuận Delphi so sánh với tiêu chuẩn chẩn đoán cũ. Kết quả chính là dự đoán kết cục chu sinh bao gồm: nhập đơn vị chăm sóc sơ sinh đặc biệt (NICU), pH dây rốn dưới 7.1, chỉ số Apgar 5 phút dưới 7, hội chứng suy hô hấp, xuất huyết não thất, co giật ở trẻ sơ sinh hoặc tử vong. Độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán theo các định nghĩa khác nhau của FGR cũng được so sánh.

Phân tích trên tổng số 1.055 trường hợp nhận vào nghiên cứu, có 139 (13,2%) được chẩn đoán FGR. Trong số đó 4,2% trường hợp chẩn đoán FGR từ tiêu chuẩn Hadlock hoặc đồng thuận mới. Nhưng nếu chỉ sử dụng tiêu chuẩn mới chỉ có 11/1.055 (1%) và chỉ theo công thức Hadlock là 47/1.055 (4,4%). Liên quan gữa tiêu chuẩn chẩn đoán FGR hiện tại và kết cục bất lợi không có ý nghĩa thống kê: RR 1,1, 95% CI 0,6-1,8; so với các tiêu chí FGR của Delphi: RR 2.0, 95% CI 1.2-3.3. Công thức ước lượng cân nặng thai Hadlock cho thấy khả năng dự đoán SGA nhiều hơn so với đồng thuận Delphi.

Kết quả phân tích cho thấy tiêu chuẩn chẩn đoán FGR theo đồng thuận Delphi chẩn đoán thai chậm tặng trưởng ít hơn nhưng dự đoán kết cục sơ sinh tốt hơn so với tiêu chuẩn cũ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận những nhược điểm còn tồn tại trong phân tích này như cỡ mẫu không đại diện do phân tích trên nhóm nguy cơ cao, không đánh giá các trường hợp thai lưu hay tử vong sơ sinh. Vì chỉ có 2 trường hợp FGR sớm, do đó kết quả nghiên cứu tập trung vào FGR muộn. Hy vọng những nghiên cứu lớn hơn sẽ được tiến hành nhằm đánh giá giá trị của tiêu chuẩn chẩn đoán mới chính xác trước khi đưa vào áp dụng thực hành trên lâm sàng.
 
Lược dịch từ: Validation of the Delphi procedure consensus criteria for defining fetal growth restriction - https://doi.org/10.1002/uog.20854. Accepted article ISUOG Sep 2019.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK