Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 23-09-2019 11:10am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

 


BS. Lê Tiểu My


Cho đến nay, sinh non vẫn thuộc nhóm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh trên toàn thế giới. Các biện pháp dự phòng sinh non hiện nay vẫn được các nhà nghiên cứu lẫn bác sĩ lâm sàng quan tâm, vì hiện nay vẫn chưa có biện pháp dự phòng nào chứng tỏ hiệu quả ưu việt. Dữ liệu nghiên cứu vẫn liên tục được cập nhật nhằm giúp các bác sĩ có chiến lược quản lý thích hợp một thai kỳ có nguy cơ sinh non, và một trong những nguy cơ đó là tiền căn sinh non. Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp các thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng về hiệu quả của 17‐alpha‐hydroxyprogesterone caproate trên nhóm bệnh nhân có tiền căn sinh non vừa được cập nhật. Kết quả tổng quan hệ thống và phân tích gộp này vừa được công bố trên tạp chí International Journal of Gynecology and Obstetrics tháng 8/2019.

Tổng cộng có 4 nghiên cứu đánh giá hiệu quả của 17‐alpha‐hydroxyprogesterone caproate so với giả dược ở nhóm thai phụ từ 16 đến 26 6/7 tuần, có tiền căn sinh non từ sau năm 2000 được tổng hợp dữ liệu. Trong các nghiên cứu này, thai phụ tham gia được ngẫu nhiên phân bố vào nhóm được chỉ định sử dụng 17‐alpha‐hydroxyprogesterone caproate hoặc giả dược. Kết quả phân tích bao gồm tỷ lệ sinh non và các kết cục chu sinh ở mỗi nhóm, bao gồm cả tử vong sơ sinh.

Kết quả phân tích cho thấy:

-Tỷ lệ sinh non tái phát trước 37 tuần, < 35 tuần và < 32 tuần ở nhóm bệnh nhân sử dụng 17‐alpha‐hydroxyprogesterone caproate so với nhóm giả dược lần lượt giảm khoảng 29% (RR 0.71; 95% CI, 0.53–0.96; P=0.001), 26% (RR 0.74; 95% CI, 0.58–0.96; P=0.021), và 40% (RR 0.60; 95% CI, 0.42–0.85; P=0.004).

-Nguy cơ tử vong sơ sinh giảm 68% ở nhóm sử dụng 17‐alpha‐hydroxyprogesterone caproate (RR 0.32; 95% CI, 0.15–0.66; P=0.002) khi so với sử dụng giả dược.

Vậy, qua kết quả của tổng quan hệ thống này, 17‐alpha‐hydroxyprogesterone caproate có thể làm giảm nguy cơ sinh non tái phát < 37 tuần, < 35 tuần và < 32 tuần và giảm nguy cơ tử vong sơ sinh khi so với nhóm giả dược.

Kết quả này có thể là thông tin hữu ích khi tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn các biện pháp dự phòng sinh non, đặc biệt ở nhóm thai phụ đã từng có tiền căn sinh non trước đây.

Lược dịch từ: A systematic review and meta‐analysis of randomized controlled trials comparing 17‐alpha‐hydroxyprogesterone caproate versus placebo for the prevention of recurrent preterm birth. International Journal of Gynecology and Obstetrics August 2019.

https://doi.org/10.1002/ijgo.12940

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK