Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 23-09-2019 11:45am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS Thái Doãn Minh – BV Mỹ Đức

Hiện tượng vòng kinh không phóng noãn và hệ trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa ổn định có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở trẻ vị thành niên, tuy nhiên vòng kinh có thể vẫn lặp lại mỗi 21 - 45 ngày và hành kinh tối đa 7 ngày. Cường kinh được định nghĩa là tình trạng máu mất quá mức khi hành kinh ảnh hưởng đến tình trạng thể chất, tinh thần, xã hội và chất lượng cuộc sống của nữ giới. Phân loại cường kinh thường theo hệ thống chẩn đoán PALM – COEIN với các nguyên nhân: Polyp, bệnh tuyến cơ tử cung (Adenomyosis), u xơ cơ tử cung (Leiomyoma), ung thư và tăng sản niêm mạc tử cung (Malignancy and hyperplasia), rối loạn đông máu (Coagulopathy), rối loạn phóng noãn (Ovulatory dysfunction), bất thường trong NMTC (Endometrial), do điều trị (Iatrogenic), và do nguyên nhân khác chưa xác định được (Not otherwise classified).

Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (The American College of Obstetricians and Gynecologists – ACOG) vừa đưa ra các khuyến cáo và kết luận liên quan cường kinh ở trẻ tuổi vị thành niên. Dưới đây là các nội dung chính:
  • Cường kinh ngay lần hành kinh đầu tiên ở trẻ vị thành niên có thể là chỉ dấu quan trọng cho tình trạng xuất huyết bất thường tiềm tàng.
  • Nếu nghi ngờ bệnh nhân có xuất huyết bất thường, các bác sĩ sản phụ khoa cần hội chẩn với bác sĩ huyết học để chỉ định các xét nghiệm và điều trị nội khoa phù hợp.
  • Khai thác tiền sử bệnh lý, xác định các yếu tố nguy cơ góp phần gây xuất huyết bất thường cũng như tình trạng bệnh có thể làm thay đổi kế hoạch điều trị.
  • Các thăm khám lâm sàng trên tình trạng cường kinh cấp tính bao gồm đếm mạch, kiểm tra ổn định huyết động và đo huyết áp tư thế đứng.
  • Trẻ vị thành niên có cường kinh, không chỉ định thường quy đặt mỏ vịt thăm khám.
  • Đánh giá thiếu máu thông qua ước lượng lượng máu mất, ferritin huyết thanh, kiểm tra các rối loạn nội tiết gây vòng kinh không phóng noãn và xuất huyết bất thường.
  • Siêu âm không là chỉ định thường quy khi chỉ để đánh giá cường kinh, tuy nhiên có thể chỉ định cho các bệnh nhân không đáp ứng với các xử trí ban đầu.
  • Lựa chọn đầu tay là điều trị nội khoa, phẫu thuật chỉ cân nhắc khi không đáp ứng điều trị nội.
  • Bệnh nhân rối loạn huyết động hoặc chảy máu không cầm được cần được nhập viện.
  • Trường hợp không có chống chỉ định sử dụng estrogen, liệu pháp hormon cho các trường hợp cường kinh cấp tính có thể dùng estrogen dạng kết hợp đường tĩnh mạch, dùng mỗi 4-6 giờ, hoặc đơn trị liệu thuốc tránh thai kết hợp đường uống (oral contraceptive pills - OCPs) (dạng chế phẩm 30–50 mcg ethinyl estradiol) dùng mỗi 6-8 giờ đến khi ngừng chảy máu.
  • Sử dụng thuốc chống tiêu sợi huyết như tranxemic hoặc acid aminocaproic đường uống hoặc tĩnh mạch có thể chỉ định để cầm máu.
  • Sau khi ổn định tình trạng cường kinh cấp tính, duy trì liệu pháp hormon như: thuốc tránh thai kết hợp, progestin đường uống và đường tiêm, đặt dụng cụ tử cung giải phóng levonorgestrel (levonorgestrel-releasing intrauterine devices - LNG-IUDs).
  • Bổ sung sắt cho tất cả phụ nữ độ tuổi sinh sản có thiếu máu do rối loạn kinh nguyệt.
  • Cân nhắc thủ thuật, phẫu thuật khi bệnh nhân đáp ứng kém điều trị nội khoa, lâm sàng không ổn định sau các xử trí ban đầu, hoặc mất máu nặng cảnh báo cần các can thiệp sâu hơn.
  • Các bác sĩ sản phụ khoa cần tư vấn cho các trẻ gái trước hành kinh và sau lần hành kinh đầu tiên về các vấn đề liên quan kinh nguyệt, tư vấn các bệnh nhân có xuất huyết bất thường về an toàn sử dụng thuốc và các phẫu thuật có thể trong tương lai.
  • Các bệnh nhân có xuất huyết bất thường khi sử dụng các thuốc chống kết tập tiểu cẩu như aspirin hoặc NSAIDS cần có ý kiến của bác sĩ huyết học.
  • Với bệnh nhân đã biết bị xuất huyết bất thường, khám tiền phẫu và chuẩn bị các tác nhân cầm máu trong phẫu thuật, dự trù các chế phẩm máu với ý kiến từ các bác sĩ huyết học và bác sĩ gây mê hồi sức.
Nguồn: Screening and Management of Bleeding Disorders in Adolescents With Heavy Menstrual Bleeding: ACOG COMMITTEE OPINION, Number 785. Obstetrics & Gynecology: September 2019 - Volume 134 - Issue 3 - p e71-e83. Doi: 10.1097/AOG.0000000000003411

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK