Tin tức
on Saturday 30-12-2017 9:59am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Các bậc phụ huynh nên tránh sử dụng nước ép trái cây cho trẻ dưới 1 tuổi, trừ khi được khuyên dùng bởi một bác sĩ, do nước ép trái cây không cung cấp bất kỳ “lợi ích dinh dưỡng” và có thể có hại cho sức khoẻ trẻ. Đây là các khuyến cáo mới từ Hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Acedemy of Pediatrics – AAP).
AAP phát biểu rằng nước ép trái cây không nên được sử dụng cho trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi.
Những hướng dẫn trước đây về việc tiêu thụ nước ép trái cây từ AAP – được công bố vào năm 2001 – khuyến cáo rằng nước ép trái cây không nên được cho sử dụng ở trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi. 16 năm sau đó, AAP đã mở rộng khoảng thời gian này, dựa trên một số lượng lớn của chứng cứ gợi ý rằng nước ép trái cây có thể có hại nhiều hơn có lợi trong khoảng 12 tháng đầu tiên của cuộc đời. Tuyên bố chính sách mới này vừa được công bố trên tạp chí Pediatrics.
Khi bạn nhìn thấy một chai nước khẳng định những thành phần là “100% nước ép trái cây”, bạn có thể cho rằng loại thức uống này là một sự thay thế khoẻ mạnh cho các loại trái cây thô, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Trong khi một số loại nước ép trái cây là giàu vitamin và các loại khoáng chất một cách tự nhiên, bao gồm vitamin C và kali, chúng cũng đồng thời chứa nhiều đường và ít các chất dinh dưỡng quan trọng khác, ví dụ như chất xơ. Trên thực tế, một nghiên cứu vào năm 2016 tìm thấy rằng một số loại nước ép trái cây chứa ngang khoảng 2 thìa uống trà đường trong mỗi phần 100 ml. Do đó, đã dấy lên những lo ngại về các tác động lên sức khoẻ của việc nhập nước ép trái cây ở trẻ em. Một nghiên cứu công bố vào năm 2015 viện dẫn nước ép trái cây là một trong những “thủ phạm lớn nhất” cho việc mất lớp men răng, và nghiên cứu khác đã liên hệ việc nhập nước ép trái cây với béo phì trẻ em.
Tuyên bố chính sách mới của AAP phản ánh những lo ngại này bằng việc biểu diễn một số lượng các khuyến cáo để giới hạn việc tiêu thụ nước ép trái cây ở trẻ em. Dựa trên chứng cứ cho tới hiện tại, AAP kết luận rằng “nước ép trái cây không cung cấp bất cứ hiệu quả dinh dưỡng nào cho trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi”, và do đó, không nên cho trẻ sử dụng “trừ khi có chỉ định lâm sàng”. “Các bậc phụ huynh có thể cho rằng nước ép trái cây là lành mạnh, nhưng nước ép trái cây không phải là một sự thay thế tốt cho trái cây tươi và chỉ chứa trong đó nhiều đường và năng lượng hơn mà thôi” – đồng tác giả của tuyên bố, BS. Melvin B. Heyman, một thành viên AAP, phát biểu. “Những số lượng nhỏ ở mức độ trung bình là tốt cho trẻ lớn hơn, nhưng là hoàn toàn không cần thiết cho trẻ dưới 1 tuổi”. Đối với những trẻ ở tuổi đang chập chững đi từ 1 đến 3 tuổi, AAP khuyến cáo việc tiêu thụ không quá 118 ml (4 ounce) nước ép trái cây mỗi ngày, trong khi những trẻ từ 4 đến 6 tuổi nên tiêu thụ không quá 118 tới 177 ml (4 đến 6 ounce) mỗi ngày. AAP phát biểu rằng lượng nhập nước ép trái cây nên được giới hạn tới 236 ml (8 ounce) mỗi ngày cho trẻ em và trẻ vị thành niên từ 7 đến 18 tuổi. Thêm vào đó, các hướng dẫn khẳng định rằng trẻ ở tuổi đang chập chững đi không nên được cho sử dụng nước ép trái cây trong các chai nước hoặc “các bình nước có núm hút” để cho phép trẻ uống thoải mái trong suốt cả ngày. Những dụng cụ chứa nước này cung cấp quá nhiều sự phơi nhiễm răng trẻ với nước ép, điều này có thể dẫn đến sâu răng. Hơn thế nữa, AAP “ngăn cản mạnh mẽ” việc tiêu thụ các sản phẩm nước ép chưa được tiệt trùng cho trẻ em ở tất cả mọi lứa tuổi, và nước ép bưởi nên được tránh sử dụng cho trẻ em đang uống bất kỳ loại thuốc điều trị nào được chuyển hoá bởi men CYP3A4, do những tương tác có khả năng có hại của chúng. Cuối cùng, AAP tuyên bố rằng trẻ em nên được khích lệ để ăn các loại trái cây thô, và trẻ nên được giáo dục về những lợi ích nhiều hơn của việc tiêu thụ trái cây thô so với nước ép trái cây. “Chúng tôi biết rằng quá nhiều nước ép trái cây có thể dẫn tới việc tăng cân quá mức và sâu răng”, đồng tác giả của tuyên bố, BS. Steven A. Abrams, cũng đồng thời là một thành viên của AAP, phát biểu. “Các bác sĩ nhi khoa có rất nhiều thông tin để chia sẻ với các gia đình về cách cung cấp cân bằng thích hợp của nước ép trái cây trong chế độ ăn của con họ”.
(Nguồn: medicalnewstoday 5/2017)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cân nặng lúc sinh là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý gan nhiễm mỡ ở trẻ em - Ngày đăng: 30-12-2017
Phun khí dung bằng nước muối ưu trương có hiệu quả hơn so với nước muối đẳng trương trong viêm tiểu phế quản? - Ngày đăng: 08-02-2018
Tai biến sản khoa của lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 02-01-2018
Dự đoán khả năng sinh sống đối với trữ lạnh noãn: một công cụ tư vấn cho bác sĩ điều trị và bệnh nhân - Ngày đăng: 23-12-2017
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp bất tương xứng cân nặng thai nhi và tử vong chu sinh trên thai kỳ song thai - Ngày đăng: 23-12-2017
Mối liên quan giữa cấu trúc sợi mảnh trong khoang phôi với sự phân mảnh của phôi giai đoạn phân chia trong quá trình quan sát phôi liên tục - Ngày đăng: 21-12-2017
Phân chia không đồng đều giai đoạn sớm của phôi tiền làm tổ: Đặc điểm bệnh nhân và kết cục thai kỳ - Ngày đăng: 21-12-2017
Lợi ích bảo vệ thần kinh cho trẻ sinh non của magnesium sulphate trước sinh - Ngày đăng: 20-12-2017
Sử dụng Misoprostol đơn thuần theo khuyến cáo FIGO 2017 - Ngày đăng: 02-01-2018
Cặn ối – kênh cổ tử cung hình phễu và nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 02-01-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK