Tin tức
on Saturday 23-12-2017 4:58pm
Danh mục: Tin quốc tế
Hình 1. Biểu đồ dự đoán khả năng sinh 1 trẻ sống dựa trên tuổi và số noãn trưởng thành
Trữ lạnh noãn ngày càng trở nên phổ biến do nhiều phụ nữ ngày càng trì hoãn việc lập gia đình. Bằng cách trữ lạnh noãn khi tuổi còn trẻ, phụ nữ hi vọng có thể tối ưu hoá khả năng sinh sống của mình khi sử dụng noãn rã đông trong tương lai. Câu hỏi thường được đặt ra là số lượng noãn cần trữ bao nhiêu là đủ để có thể đạt số con sinh sống mong muốn, hoặc cần làm bao nhiêu chu kỳ kích thích buồng trứng để tăng khả năng sinh sống.
Một nghiên cứu hồi cứu tiến hành trên 520 chu kì chuyển phôi tươi tự thân đầu tiên của những bệnh nhân điều trị TTON từ tháng 1/2011 đến tháng 3/2015. Sử dụng hồi qui tuyến tính Poisson để thiết lập công thức dự đoán đồng thời sử dụng các kết quả của các nghiên cứu trước đó để xác định tỉ lệ sống của noãn sau rã theo độ tuổi: 95% cho bệnh nhân (BN) dưới 36 tuổi, 85% cho BN 36 tuổi (ASRM., 2013; Cobo et al., 2016), tỉ lệ phôi nang euploid (Ata et al., 2012) cũng như tỉ lệ trẻ sinh sống từ phôi nang euploid (Forman et al., 2013, 2014). Tỷ lệ hình thành phôi nang, độ tuổi và số lượng noãn trưởng thành được sử dụng để xây dựng mô hình dự đoán xác suất có 1, 2 hoặc 3 trẻ sinh sống. Nhóm nghiên cứu giả định kết quả từ mỗi chu kỳ chuyển phôi là độc lập về mặt thống kê và khoảng 60% phôi nang bình thường sau khi chuyển dẫn đến 1 trẻ sinh sống (Forman và cộng sự, 2013, 2014; Schoolcraft và Katz-Jaffe, 2013; Scott và cộng sự, 2013, Fiorentino và cộng sự, 2014). Tất cả các phân tích thống kê đã được thực hiện bằng cách sử dụng Matlab (vs. R2015a, MathWorks, Natick MA).Kết quả nghiên cứu đã thiết lập được công thức dự đoán tỉ lệ trẻ sinh sống dựa theo độ tuổi và số noãn MII trữ lạnh (hình 1). Ưu điểm của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đó của Cobo (Cobo et al., 2016) và của Doyle (Doyle et al., 2016) là có kết hợp với đặc tính phôi đơn bội để dự đoán kết quả, đồng thời phân tích hiệu quả trên tuổi cụ thể của bệnh nhân thay vì trên từng nhóm tuổi. Thêm vào đó, công thức dự đoán trên có thể áp dụng ở nhiều trung tâm dựa trên tỉ lệ sinh sống của phôi nang bình thường và tỉ lệ sống của noãn sau rã ở từng trung tâm. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số điểm hạn chế gồm: mô hình tiên đoán sinh sống này được thiết kế dựa trên dữ liệu hồi cứu trên nhóm bệnh nhân thực hiện TTON và có dự trữ buồng trứng bình thường nên tỉ lệ dự đoán có thể thấp hơn mức mong đợi khi áp dụng với nhóm bệnh nhân trữ trứng chủ động không có các yếu tố vô sinh, hoặc nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng. Mặt khác, cỡ mẫu ở nhóm bệnh nhân trên 38 tuổi nhỏ.
Trần Tú Cầm – Chuyên viên phôi học
Nguồn: Predicting the likelihood of live birth for elective oocyte cryopreservation: a counseling tool for physicians and patients. Human Reproduction, Vol.32, No.4 pp. 853–859, 2017.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp bất tương xứng cân nặng thai nhi và tử vong chu sinh trên thai kỳ song thai - Ngày đăng: 23-12-2017
Mối liên quan giữa cấu trúc sợi mảnh trong khoang phôi với sự phân mảnh của phôi giai đoạn phân chia trong quá trình quan sát phôi liên tục - Ngày đăng: 21-12-2017
Phân chia không đồng đều giai đoạn sớm của phôi tiền làm tổ: Đặc điểm bệnh nhân và kết cục thai kỳ - Ngày đăng: 21-12-2017
Lợi ích bảo vệ thần kinh cho trẻ sinh non của magnesium sulphate trước sinh - Ngày đăng: 20-12-2017
Sử dụng Misoprostol đơn thuần theo khuyến cáo FIGO 2017 - Ngày đăng: 02-01-2018
Cặn ối – kênh cổ tử cung hình phễu và nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 02-01-2018
Relaxin huyết thanh và chiều dài kênh cổ tử cung trong dự đoán sinh non tam cá nguyệt 2 và 3 của thai kỳ - Ngày đăng: 08-12-2017
Khảo sát đo góc tử cung – cổ tử cung giúp cải thiện khả năng tiên đoán thất bại của phương pháp khâu cổ tử cung - Ngày đăng: 06-12-2017
Thời điểm nào là thích hợp tái khám sau sanh kết hợp với sử dụng biện pháp tránh thai tác dụng kéo dài? - Ngày đăng: 04-12-2017
Sử dụng thuốc kháng virus HIV có kết hợp với thành phần ức chế protease ở những phụ nữ có HIV dương tính không làm tăng nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 04-12-2017
Tỷ lệ sinh non ở phụ nữ có tân sinh trong biểu mô cổ tử cung nhóm 1 (CIN 1) - Ngày đăng: 01-12-2017
Mổ lấy thai ở giai đoạn 2 chuyển dạ là yếu tố tăng nguy cơ sinh non ở thai kỳ tiếp theo - Ngày đăng: 01-12-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK