Tin tức
on Monday 04-12-2017 4:45pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS Võ Thị Thành
CHEN, Melissa J., et al. Long-Acting Reversible Contraception Initiation With a 2-to 3-Week Compared With a 6-Week Postpartum Visit. Obstetrics & Gynecology, 2017, 130.4: 788-794.
Để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho phụ nữ sau sinh, ngoài những việc như hướng dẫn chăm sóc bé, vệ sinh cá nhân, chế độ luyện tập thể dục, vấn đề tránh thai cũng rất quan trọng và cần được quan tâm. Thời gian có thai lại sẽ tăng gánh nặng cho người phụ nữ. Như vậy, thời điểm nào là thích hợp tái khám sau sanh và tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai tác dụng kéo dài?
Melissa J. Chen và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 512 phụ nữ sau sanh, đối tượng nghiên cứu chia thành nhóm: nhóm tái khám 2-3 tuần sau sanh (n=256) và nhóm tái khám 6 tuần sau sanh (n=256). Cả 2 nhóm đều được theo dõi đến 6 tháng và ghi nhận thông tin liên quan về việc phòng tránh thai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
· Tỉ lệ tái khám hậu sản sau 2-3 tuần cao hơn sau 6 tuần (P=0.01)
· Tỉ lệ quan hệ tình dục ở nhóm tái khám sau 2-3 tuần thấp hơn nhóm 6 tuần sau sanh có ý nghĩa thống kê (3.3% so với 16,1%, P=.01).
· Nhóm phụ nữ tái khám 2-3 tuần có xu hướng trì hoãn áp dụng biện pháp tránh thai cao hơn nhóm tái khám 6 tuần (P=0.01).
Trong nhóm tái khám 2-3 tuần, gần ½ số trường hợp trì hoãn áp dụng biện pháp tránh thai là do nhân viên y tế. Đối với những phụ nữ đồng ý đặt dụng cụ tử cung, tỉ lệ rơi DCTC là 3-4%.
Khi theo dõi đến 6 tháng sau sanh, các tác giả ghi nhận:
· Không có ca nào thủng tử cung trong nhóm đặt dụng cụ tử cung vào 2-3 tuần sau sanh.
· Mỗi nhóm đều có 5 trường hợp có thai.
· Tỉ lệ sử dụng một biện pháp tránh thai ở 2 nhóm là như nhau khi theo dõi đến 6 tháng. Điều này được lí giải là những trường hợp trì hoãn sử dụng biện pháp tránh thai lúc tái khám 2-3 tuần sau sanh có quay lại để được tư vấn tránh thai.
Kết luận từ nghiên cứu, thời điểm nên tái khám và có thể đặt dụng cụ tử cung là 2-3 tuần sau sanh. Nhân viên y tế cần tư vấn và hướng dẫn áp dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả lâu dài cho phụ nữ trong giai đoạn hậu sản.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sử dụng thuốc kháng virus HIV có kết hợp với thành phần ức chế protease ở những phụ nữ có HIV dương tính không làm tăng nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 04-12-2017
Tỷ lệ sinh non ở phụ nữ có tân sinh trong biểu mô cổ tử cung nhóm 1 (CIN 1) - Ngày đăng: 01-12-2017
Mổ lấy thai ở giai đoạn 2 chuyển dạ là yếu tố tăng nguy cơ sinh non ở thai kỳ tiếp theo - Ngày đăng: 01-12-2017
Thai chậm tăng trưởng chọn lọc trên thai kỳ song thai một bánh nhau - Ngày đăng: 01-12-2017
Rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ và nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 17-11-2017
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về lạc nội mạc tử cung và biến chứng sản khoa - Ngày đăng: 24-10-2017
Khâu cổ tử cung dự phòng sanh non ở thai kỳ đơn thai kênh cổ tử cung ngắn – không tiền căn sinh non - Ngày đăng: 24-10-2017
Khâu cổ tử cung làm giảm phản ứng viêm tại chỗ ở phụ nữ mang thai - Ngày đăng: 19-10-2017
Chuyển dạ sinh non với màng ối nguyên vẹn: Liệu có nhiễm trùng ối? - Ngày đăng: 19-10-2017
Tóm lược khuyến cáo tháng 10 năm 2017 trong quản lý băng huyết sau sinh của Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ - Ngày đăng: 03-10-2017
Sự phát triển của trẻ sinh non và các ảnh hưởng của môi truờng chăm sóc - Ngày đăng: 21-09-2017
Trẻ sinh nhẹ cân liên quan đến các bệnh lý tim mạch trong tuơng lai - Ngày đăng: 21-09-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK