Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 24-10-2017 2:40pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Tiểu My


 
Nguồn: Cerclage for sonographic short cervix in singleton gestations without prior spontaneous preterm birth: systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials using individual patient-level data, Ultrasound in Obstetrics and Gyneacology, Oct. 2017

 
Sinh non là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong chu sinh. Mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sinh non trên toàn thế giới và hơn 1,1 triệu trẻ tử vong hoặc bệnh tật vì sinh sớm.
Trong các biện pháp dự phòng sinh non hiện nay, khâu cổ tử cung (CTC) được xem là phương pháp hiệu quả, đối với cả thai kỳ đơn thai và song thai.
Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp mới vừa công bố trên tạp chí Ultrasound in Obstetrics and Gynecology tháng 10/2017, nhằm đánh giá hiệu quả của khâu CTC trên nhóm thai phụ đơn thai, không có tiền căn sinh non và chiều dài kênh CTC < 25mm ở tam cá nguyệt 2 của thai kỳ.
Tổng cộng có 5 nghiên cứu được tổng hợp, gồm 419 thai phụ mang đơn thai được khảo sát, trong đó 224 người (53,5%) thuộc nhóm khâu CTC (nhóm can thiệp) và 195 thai phụ (46,5%) thuộc nhóm chứng (không can thiệp). Chiều dài kênh CTC £ 25mm, siêu âm ngả âm đạo ở tam cá nguyệt 2 của thai kỳ sẽ phân bố ngẫu nhiên khâu CTC.

Kết quả cho thấy:
Không có sự khác biệt về hiệu quả dự phòng sinh non ở tuổi thai 35 tuần, 34 tuần, 32 tuần, 28 tuần, vỡ ối non ở nhóm thai phụ chiều dài kênh CTC ngắn không triệu chứng, không tiền căn sinh non bằng phương pháp khâu CTC đơn thuần.
Phân tích phân nhóm phụ cho thấy nhóm có lợi ích dự phòng sinh non khi khâu CTC dự phòng bao gồm: chiều dài kênh CTC <10mm, sử dụng thuốc giảm gò và/hoặc kháng sinh khi khâu CTC.
  • Nhóm có sử dụng thuốc giảm gò và khâu CTC: tỷ lệ sinh trước 35 tuần giảm ở nhóm khâu CTC (17,5% so với 32,7%; RR 0,54, 95% CI, 0,31-0,93).
  • Nhóm chiều dài kênh CTC <10mm, có khâu CTC, tỷ lệ sinh non thấp hơn nhóm không khâu CTC (39,5% so với 58%; RR 0,68; 95% CI, 0,47-0,98).
  • Nhóm có sử dụng kháng sinh sau khâu CTC, tỷ lệ sinh non giảm (18,3% so với 31,5%, RR 0,58; 95% CI, 0,33-0,98).
Kết luận:
Khâu CTC đơn thuần có vẻ không là biện pháp dự phòng sanh non hiệu quả ở nhóm thai phụ đơn thai kênh CTC ngắn không triệu chứng, không tiền căn sinh non nếu không có biện pháp dự phòng khác kèm theo. Tuy nhiên, cần nhiều thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng hơn nữa để khẳng định kết quả.
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK