Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 03-10-2017 11:08am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Khuyến cáo mức độ A:

-          Tất cả các trung tâm sản khoa nên có hướng dẫn về việc sử dụng chủ động thuốc gò tử cung ngay trong giai đoạn sau sinh.
-          Lựa chọn đầu tay trong điều trị BHSS do đờ tử cung là sử dụng thuốc gò tử cung. Việc lựa chọn thuốc gò tử cung nào tùy vào cơ địa dị ứng của bệnh nhân và điều kiện cụ thể của từng trung tâm do không có thuốc gò tử cung nào cho thấy được sự hiệu quả vượt trội so với những thuốc còn lại trong điều trị đờ tử cung.

 Khuyến cáo mức độ B:
-          Khi việc sử dụng thuốc gò tử cung thất bại trong khống chế BHSS phải nhanh chóng chuyển sang sử dụng tiếp tục các biện pháp can thiệp tích cực khác (như sử dụng bóng chèn lòng tử cung hay các biện pháp phẫu thuật) và phải tăng cường sự chăm sóc, hỗ trợ cho bệnh nhân. Sử dụng tranxenamic acid trong thời điểm này có thể giúp giảm tử suất.
-          Các bác sỹ sản phụ khoa và các bộ phận liên quan trong chăm sóc sau sinh nên làm việc với nhau để có thành lập 1 nhóm phản ứng đa chuyên khoa trong xử trí BHSS và thiết lập 1 quy trinh cụ thể trong xử trí BHSS bao gồm hướng dẫn chi tiết các xử trí tăng bậc tích cực cũng như phác đồ truyền máu số lượng lớn.

Khuyến cáo mức độ C:
-          Nên xử trí BHSS với sự hỗ trợ đa chuyên khoa và từ nhiều mặt khác nhau nhằm mục đích duy trì huyết động học của bệnh nhân song song với việc tìm và điều trị nguyên nhân gây chảy máu.
-          Nên sử dụng các biện pháp can thiệp ít xâm lấn cho giai đoạn đầu điều trị BHSS. Tuy nhiên, nếu không thành công, các biện pháp can thiệp tích cực hơn nên được áp dụng kể cả phẫu thuật cắt tử cung.
-          Khi cần truyền máu số lượng lớn, nên truyền phối hợp hồng cầu, huyết tương đông lạnh và tiểu cầu theo tỷ lệ cố định.
-          Bệnh viện nên có hệ thống để triển khai các yếu tố chính trong 4 mục: 1) sẵn sàng phản ứng BHSS; 2) có biện pháp nhận diện và dự phòng tại chỗ cho tất cả bệnh nhân; 3) xử trí đa chuyên khoa trong trường hợp chảy máu nhiều ở sản phụ; 4) có tiến trình cải thiện chất lượng hệ thống nhằm nâng cao tính phản ứng thông qua việc báo báo và huấn luyện.
Nguồn: http://dx.doi.org/10.1097/ AOG.0000000000002351


Lược dịch: BS. Lê Văn Khánh (Bệnh viện Mỹ Đức)
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK