Tin tức
on Tuesday 19-09-2017 3:49pm
Danh mục: Tin quốc tế
Progesterone đặt âm đạo giảm nguy cơ sinh non
ở thai kỳ song thai kênh cổ tử cung ngắn
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp những nghiên cứu RCT so sánh thai phụ mang song thai, kênh cổ tử cung <25mm được sử dụng progesterone đặt âm đạo và giả dược.
TÓM TẮT:
Tạp chí Ultrasound Obstetric Gynecology vừa công bố một tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả của progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non và kết cục sơ sinh ở nhóm bệnh nhân kênh cổ tử cung (CTC) ngắn không triệu chứng.
Tổng cộng 6 nghiên cứu được lựa chọn, bao gồm 303 thai phụ song thai (kể cả thai sau IVF và IUI) có kênh CTC <25mm thoả tiêu chuẩn nhận. Trong số đó, 159 thai phụ được đặt progesterone âm đạo và 144 thai phụ dùng giả dược/ hay không dùng thuốc. Trong số đó có khoảng 28% trường hợp có tiền căn sinh non ở cả hai nhóm và gần 50% có chiều dài kênh CTC £ 20mm (49% ở nhóm progesterone và 47% ở nhóm giả dược).
Liều progesterone sử dụng: 03 nghiên cứu 200 mg/ngày; 1 nghiên cứu viên đặt âm đạo 100mg/ngày, 1 nghiên cứu 400 mg/ngày, và nghiên cứu còn lại 200 và 400 mg/ngày.
Thời gian sử dụng thuốc: 5 nghiên cứu khởi đầu sử dụng thuốc từ 20-24 tuần và nghiên cứu còn lại từ 18-21 tuần. Về thời điểm ngừng sử dụng thuốc: 5 nghiên cứu dừng lúc 34 tuần và 1 nghiên cứu dừng lúc 37 tuần.
KẾT QUẢ:
Hiệu quả của progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non:
- Progesterone đặt âm đạo giảm nguy cơ sinh non (<30-35 tuần).
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ sinh <36 – 37 tuần và <28 tuần.
- Trẻ sơ sinh từ mẹ có sử dụng progesterone đặt âm đạo giảm nguy cơ tử vong sơ sinh, tử vong chu sinh và hội chứng suy hô hấp cấp.
- Không có bằng chứng cho thấy progesterone đặt âm đạo gây viêm ruột hoại tử, xuất huyết nội sọ, nhiễm trùng sơ sinh, bệnh lý võng mạc do non tháng, nhẹ cân và chăm sóc đặc biệt sau sinh.
BS Lê Tiểu My
Nguồn: R. Romero, A. Conde-agudelo, W. El-Refaie et al., Vaginal progesterone decreases preterm birth and neonatla morbidity and mortality in women with a twin gestation and short cervix: an updated meta-analysis of individual patient data, Ultrasound in Obstetrics & Gynecology, 2017; 49: 303-314
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự phát triển của trẻ sinh non và các ảnh hưởng của môi truờng chăm sóc - Ngày đăng: 19-09-2017
Phụ nữ Châu Á có tỷ lệ tăng PROGESTERONE sớm nhiều hơn so với các chủng tộc khác khi kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm và tính đa hình của kiểu GEN - Ngày đăng: 06-09-2017
Tầm soát CHLAMYDIA TRACHOMATIS ở phụ nữ - Ngày đăng: 06-09-2017
Nghiên cứu mới về vai trò của MAGNESIUM SULFATE sau sinh - Ngày đăng: 06-09-2017
Nguy cơ gì cho thai khi cha dùng METHOTREXATE trong vòng 90 ngày trước khi thụ thai? - Ngày đăng: 06-09-2017
Mối liên quan giữa tiền sản giật và chứng suy giảm nhận thức - Ngày đăng: 06-09-2017
Phát hiện bất thường hình thái thai nhi bằng xét nghiệm tiền sản không xâm lấn so với xét nghiệm chẩn đoán - Ngày đăng: 06-09-2017
Cập nhật khuyến cáo về hỗ trợ phổi cho thai kỳ có nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 29-08-2017
Trẻ em thừa hưởng khoảng 40% BMI của cha mẹ - Ngày đăng: 17-08-2017
Việc tiêu thụ omega-3 thông qua sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ đái tháo đường type 1 - Ngày đăng: 17-08-2017
Những mối quan hệ không hạnh phúc có thể khiến trẻ nhũ nhi khóc quá mức - Ngày đăng: 17-08-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK