Tin tức
on Wednesday 06-12-2017 2:15pm
Danh mục: Tin quốc tế
J C Knight, E Tenbrink, J Seng và A S Patil
Journal of Perinatology (2017) 37, 375–379 (2017) Doi:10.1038/jp.2016.241
BS CK1 Phan Thi Ngọc Minh
Nhằm so sánh giá trị của góc tử cung – cổ tử cung với chiều dài cổ tử cung trong tiên lượng tỷ lệ sinh non tự phát trên nhóm bệnh nhân được khâu cổ tử cung ngả âm đạo, một nhóm tác giả đã thực hiện 1 nghiên cứu hồi cứu tại khoa Phụ sản Đại học Y khoa Indiana Hoa Kỳ. Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên nhóm đối tượng 142 thai phụ được khâu cổ tử cung trong vòng 5 năm từ 2010 đến 2015. Đặc điểm của cổ tử cung ở những thai phụ trong nghiên cứu được ghi nhận qua siêu âm ngả âm đạo bao gồm: chiều dài cổ tử cung, vị trí của mối khâu cổ tử cung, kích thước của phễu hở, góc tử cung – cổ tử cung trước khi khâu cổ tử cung, góc tử cung – cổ tử cung ngay sau khi khâu và góc tử cung – cổ tử cung được khảo sát trước khi sinh. Khâu cổ tử cung thất bại được định nghĩa là sinh trước tuần thứ 36 của thai kỳ. Phân tích hồi quy đơn biến, đường cong ROC và phân tích hồi quy tuyến tính nhị biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P< 0,05.
Kết quả của nghiên cứu ghi nhận trong 142 thai phụ nhận vào nghiên cứu, tỷ lệ thất bại của khâu cổ tử cung là 38%. Tuổi thai trung bình của nhóm thất bại là 29.3±5.2 tuần so sánh với nhóm chứng là 37.9±2.8 tuần (P<0.001). Phân tích đơn biến cho thấy chiều dài kênh cổ tử cung và góc tử cung – cổ tử cung khảo sát ngay trước sinh có liên quan mật thiết đến tuổi thai tại thời điểm sinh. Đường cong ROC cho thấy góc tử cung – cổ tử cung = 108 độ (độ nhạy là 97%, độ đặc hiệu là 65%) cải thiện được giá trị tiên lượng sinh non ở tuổi thai 34 tuần khi so sánh với chiều dài kênh cổ tử cung 25 mm. Đối với thai < 28 tuần, giá trị góc tử cung – cổ tử cung đo trước sinh = 112 độ sẽ cho độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 62% khi so sánh với chiều dài kênh cổ tử cung 25 mm độ nhạy là 29% độ đặc hiệu là 39%. Phân tích hồi quy tuyến tính nhị biến phát hiện giá trị của góc tử cung – cổ tử cung > 108 độ đo ngay trước sinh cho giá trị dự đoán sinh non trước 34 tuần với tỷ số chênh OR = 35.1 (khoảng tin cậy 95% = 7.7 - 160.3) và nếu góc tử cung – cổ tử cung trước sinh >112o cho chỉ số chênh OR=42.0 (khoảng tin cậy 95% = 5.3 - 332.1) sinh non trước 28 tuần. Trong khi đó khi so sánh với chiều dài kênh cổ tử cung < 25 mm thì chỉ số chênh dự đoán sinh non trước 34 tuần OR = 4.7 (khoảng tin cậy 95% = 1.8 - 12.2), sinh non trước 28 tuần cho chỉ số chênh OR = 6.0 (khoảng tin cậy 95% = 1.9 - 19.3). Kết luận của nghiên cứu là ở dân số thai phụ được khâu cổ tử cung, góc tử cung – cổ tử cung nếu càng là một góc tù thì tăng nguy cơ thất bại của phương pháp khâu cổ tử cung trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Việc ứng dụng đo góc tử cung – cổ tử cung là công cụ theo dõi có thể giúp cải thiện khả năng tiên đoán thai phụ sau khâu cổ tử cung có nguy cơ sinh non cao.
Journal of Perinatology (2017) 37, 375–379 (2017) Doi:10.1038/jp.2016.241
BS CK1 Phan Thi Ngọc Minh
Nhằm so sánh giá trị của góc tử cung – cổ tử cung với chiều dài cổ tử cung trong tiên lượng tỷ lệ sinh non tự phát trên nhóm bệnh nhân được khâu cổ tử cung ngả âm đạo, một nhóm tác giả đã thực hiện 1 nghiên cứu hồi cứu tại khoa Phụ sản Đại học Y khoa Indiana Hoa Kỳ. Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên nhóm đối tượng 142 thai phụ được khâu cổ tử cung trong vòng 5 năm từ 2010 đến 2015. Đặc điểm của cổ tử cung ở những thai phụ trong nghiên cứu được ghi nhận qua siêu âm ngả âm đạo bao gồm: chiều dài cổ tử cung, vị trí của mối khâu cổ tử cung, kích thước của phễu hở, góc tử cung – cổ tử cung trước khi khâu cổ tử cung, góc tử cung – cổ tử cung ngay sau khi khâu và góc tử cung – cổ tử cung được khảo sát trước khi sinh. Khâu cổ tử cung thất bại được định nghĩa là sinh trước tuần thứ 36 của thai kỳ. Phân tích hồi quy đơn biến, đường cong ROC và phân tích hồi quy tuyến tính nhị biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P< 0,05.
Kết quả của nghiên cứu ghi nhận trong 142 thai phụ nhận vào nghiên cứu, tỷ lệ thất bại của khâu cổ tử cung là 38%. Tuổi thai trung bình của nhóm thất bại là 29.3±5.2 tuần so sánh với nhóm chứng là 37.9±2.8 tuần (P<0.001). Phân tích đơn biến cho thấy chiều dài kênh cổ tử cung và góc tử cung – cổ tử cung khảo sát ngay trước sinh có liên quan mật thiết đến tuổi thai tại thời điểm sinh. Đường cong ROC cho thấy góc tử cung – cổ tử cung = 108 độ (độ nhạy là 97%, độ đặc hiệu là 65%) cải thiện được giá trị tiên lượng sinh non ở tuổi thai 34 tuần khi so sánh với chiều dài kênh cổ tử cung 25 mm. Đối với thai < 28 tuần, giá trị góc tử cung – cổ tử cung đo trước sinh = 112 độ sẽ cho độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 62% khi so sánh với chiều dài kênh cổ tử cung 25 mm độ nhạy là 29% độ đặc hiệu là 39%. Phân tích hồi quy tuyến tính nhị biến phát hiện giá trị của góc tử cung – cổ tử cung > 108 độ đo ngay trước sinh cho giá trị dự đoán sinh non trước 34 tuần với tỷ số chênh OR = 35.1 (khoảng tin cậy 95% = 7.7 - 160.3) và nếu góc tử cung – cổ tử cung trước sinh >112o cho chỉ số chênh OR=42.0 (khoảng tin cậy 95% = 5.3 - 332.1) sinh non trước 28 tuần. Trong khi đó khi so sánh với chiều dài kênh cổ tử cung < 25 mm thì chỉ số chênh dự đoán sinh non trước 34 tuần OR = 4.7 (khoảng tin cậy 95% = 1.8 - 12.2), sinh non trước 28 tuần cho chỉ số chênh OR = 6.0 (khoảng tin cậy 95% = 1.9 - 19.3). Kết luận của nghiên cứu là ở dân số thai phụ được khâu cổ tử cung, góc tử cung – cổ tử cung nếu càng là một góc tù thì tăng nguy cơ thất bại của phương pháp khâu cổ tử cung trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Việc ứng dụng đo góc tử cung – cổ tử cung là công cụ theo dõi có thể giúp cải thiện khả năng tiên đoán thai phụ sau khâu cổ tử cung có nguy cơ sinh non cao.
Từ khóa: Khảo sát đo góc tử cung
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thời điểm nào là thích hợp tái khám sau sanh kết hợp với sử dụng biện pháp tránh thai tác dụng kéo dài? - Ngày đăng: 04-12-2017
Sử dụng thuốc kháng virus HIV có kết hợp với thành phần ức chế protease ở những phụ nữ có HIV dương tính không làm tăng nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 04-12-2017
Tỷ lệ sinh non ở phụ nữ có tân sinh trong biểu mô cổ tử cung nhóm 1 (CIN 1) - Ngày đăng: 01-12-2017
Mổ lấy thai ở giai đoạn 2 chuyển dạ là yếu tố tăng nguy cơ sinh non ở thai kỳ tiếp theo - Ngày đăng: 01-12-2017
Thai chậm tăng trưởng chọn lọc trên thai kỳ song thai một bánh nhau - Ngày đăng: 01-12-2017
Rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ và nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 17-11-2017
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về lạc nội mạc tử cung và biến chứng sản khoa - Ngày đăng: 24-10-2017
Khâu cổ tử cung dự phòng sanh non ở thai kỳ đơn thai kênh cổ tử cung ngắn – không tiền căn sinh non - Ngày đăng: 24-10-2017
Khâu cổ tử cung làm giảm phản ứng viêm tại chỗ ở phụ nữ mang thai - Ngày đăng: 19-10-2017
Chuyển dạ sinh non với màng ối nguyên vẹn: Liệu có nhiễm trùng ối? - Ngày đăng: 19-10-2017
Tóm lược khuyến cáo tháng 10 năm 2017 trong quản lý băng huyết sau sinh của Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ - Ngày đăng: 03-10-2017
Sự phát triển của trẻ sinh non và các ảnh hưởng của môi truờng chăm sóc - Ngày đăng: 21-09-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK