Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 09-06-2015 7:39am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
 
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí “BMC Pregnancy and Childbirth”, với sự hợp tác giữa Đại học Texas, phân nhánh Y khoa tại Galveston (UTMB), Hoa Kỳ và Đại học Harokopio, Hy Lạp, đã chứng tỏ khi thai phụ tăng cân hơn mức khuyến cáo, không vận động, hoặc hút thuốc trong suốt thai kỳ thì khả năng con họ bị thừa cân hay béo phì khi trẻ được 8 tuổi tăng lên một cách rõ rệt.

Số lượng trẻ em bị thừa cân được dự đoán sẽ tăng lên tới 1.3 triệu trẻ/năm trên toàn thế giới, với hơn 300.000 trẻ trong số đó sẽ chuyển thành béo phì mỗi năm.
Theo Viện Y khoa Hoa Kỳ, hơn một nửa thai phụ có biểu hiện tăng cân quá mức trong thai kỳ từ năm 2004 đến 2007.



Các nhà nghiên cứu chọn lựa ngẫu nhiên 5.125 trẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia tại Hy Lạp và kết nối với dữ liệu của mẹ trẻ. Họ tiến hành các cuộc phỏng vấn qua điện thoại, sử dụng một bảng câu hỏi chuẩn thu thập thông tin về tuổi của mẹ khi mang thai, tổng cân nặng gia tăng trong suốt thai kỳ, mức độ vận động khi mang thai, tình trạng hút thuốc, lượng rượu tiêu thụ và chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ khi trẻ được 8 tuổi.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng tổng cân nặng gia tăng trong thai kỳ, mức độ hoạt động thể lực và tình trạng hút thuốc có liên quan rõ rệt đến béo phì ở trẻ em. Vận động vừa phải trong khi mang thai giúp giảm nguy cơ thừa cân hay béo phì khi trẻ ở lứa tuổi nhi đồng, ngay cả khi đã điều chỉnh các đặc điểm khác của mẹ và trẻ.

Các khuyến cáo cụ thể đối với hoạt động thể lực dành cho thai phụ được giới thiệu và phát triển cách đây không lâu. Các nghiên cứu trước đây từ những thập niên 1970 hay 1980 đều thận trọng trong việc khuyến cáo thai phụ vận động khi mang thai vì những hạn chế về mặt kiến thức trong đáp ứng của cơ thể thai phụ đối với vận động. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu tập trung vào các bài tập vận động dành cho bà mẹ và trẻ vì những lợi ích tiềm năng về mặt sức khoẻ. Gần đây, Hội Y khoa Thể thao Hoa Kỳ và Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên vận động vừa phải 150 phút mỗi tuần nếu không có các vấn đề về sức khoẻ hoặc các biến chứng sản khoa.

Labros Sidossis, Giáo sư Nội khoa và Phẫu thuật tại UTMB, phát biểu: “Giai đoạn mang thai là một giai đoạn trong cuộc đời mà người phụ nữ có nhiều nhận thức hơn về sức khoẻ và có cơ hội quan trọng để sửa đổi những thói quen không lành mạnh, như hút thuốc và uống rượu, để chấp nhận một lối sống năng động hơn, và để tham gia vào các hoạt động thể lực và/hoặc vận động. Các chuyên viên chăm sóc sức khoẻ nên khuyên nhủ các thai phụ giới hạn việc tăng cân khi mang thai theo mức khuyến cáo, không hút thuốc và uống rượu và tham gia vào các bài vận động vừa phải”.
 
(Nguồn: medicalnewstoday 05/2015)
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK