Tin tức
on Monday 04-05-2015 10:35am
Danh mục: Tin quốc tế
Một nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ không chỉ nồng độ hormone giáp của mẹ thấp mà ngay cả nồng độ hormone giáp cao trong giai đoạn đầu mang thai cũng có thể làm giảm đáng kể chỉ số thông minh (IQ) của trẻ về sau. Những kết quả của nghiên cứu, được trình bày trong Hội nghị thường niên lần thứ 97 của Hội Nội tiết ở San Diego, gợi ý rằng xu hướng quyết định điều trị cho những phụ nữ mang thai bị thiếu nhẹ hormone tuyến giáp có thể gây ra những nguy cơ không mong muốn trên sự phát triển não bộ của trẻ.
Nồng độ hormone giáp thấp ở phụ nữ mang thai đã được biết có liên quan đến sự giảm chỉ số IQ ở trẻ cũng như những nguy cơ khác cho thai nhi. Dựa trên các chứng cớ gần đây, hướng dẫn điều trị từ Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ năm 2011 và Hội Nội tiết năm 2012 đã khuyến cáo điều trị thuốc cho những phụ nữ mang thai bị suy giáp dưới lâm sàng. Trong dạng bệnh lý tuyến giáp nhẹ này, lượng hormone kích thích tuyến giáp TSH (một chất kích thích sự sản xuất và duy trì nồng độ thích hợp của hormone tuyến giáp) gia tăng, dẫn đến sự tăng T3 và T4, những hormone kiểm soát việc sử dụng năng lượng của cơ thể.
BS. Tim Korevaar, trưởng nhóm nghiên cứu và cũng là nghiên cứu sinh tại Đại học Erasmus, Rotterdam, Hà Lan, phát biểu: “Có sự đồng thuận trong việc điều trị suy giáp dưới lâm sàng vì người ta tin rằng những lợi ích tiềm năng của việc điều trị này nhiều hơn những nguy cơ tiềm ẩn của việc điều trị quá tay. Cho đến tận bây giờ hầu như vẫn chưa có bằng chứng nào trên người cho thấy sự gia tăng nhẹ nồng độ hormone giáp có thể gây hại.”
Korevaar và các cộng sự đã đánh giá dữ liệu từ 3.839 cặp mẹ - con tại Hà Lan, từ giai đoạn bào thai đến tận giai đoạn thành niên của trẻ. Vào giữa tuần 9 và 18 của thai kỳ, các bà mẹ được thử máu để đo nồng độ TSH và fT4 – một dạng hoạt động của hormone T4. Các trẻ tham gia nghiên cứu được đánh giá chỉ số IQ dựa trên những khả năng diễn đạt không dùng lời ở khoảng giữa 5 đến 8 tuổi.
Kết quả cho thấy khi nồng độ fT4 của mẹ ở mức bằng hay vượt quá đường bách phân vị 89 thì điểm số IQ trung bình ở trẻ sẽ giảm đáng kể từ 2,1 đến 3,8 điểm so với nhóm chứng (nhóm có nồng độ fT4 ở mức trung bình của khoảng biến thiên). Mức giảm điểm số IQ của trẻ tương đương với mức giảm khi nồng độ fT4 của mẹ bằng hay thấp hơn bách phân vị 8, biểu thị giá trị mức bình thường – thấp. Các nhà nghiên cứu tính toán bằng bách phân vị vì những quốc gia và bệnh viện khác nhau có thể dùng những phương pháp khác nhau để đo lường nồng độ fT4. Điều quan trọng trong nghiên cứu này, theo BS. Korevaar, chính là mối quan hệ hình chữ U – có nghĩa là cả nồng độ TSH thấp hay cao đều liên quan đến chỉ số IQ thấp ở trẻ. Không có mối liên hệ độc lập nào giữa nồng độ TSH của mẹ với sự thay đổi trong điểm số IQ của trẻ được ghi nhận.
BS. Korevaar phát biểu: “Tỷ lệ phụ nữ mang thai bị rối loạn nhẹ chức năng tuyến giáp được điều trị bổ sung hormone giáp đang tăng lên một cách nhanh chóng, dựa theo các báo cáo của châu Âu và Hoa Kỳ. Việc bổ sung hormone tuyến giáp trong giai đoạn mang thai có thể đi kèm với nguy cơ điều trị quá tay, và ngay cả việc điều trị những trường hợp có xét nghiệm chức năng tuyến giáp với nồng độ ở mức trung bình – cao trong giai đoạn sớm của thai kỳ cũng không phải không có nguy cơ cho trẻ. Chúng tôi khuyên các bác sĩ nên cẩn thận khi bổ sung hormone tuyến giáp”.
Nồng độ hormone giáp thấp ở phụ nữ mang thai đã được biết có liên quan đến sự giảm chỉ số IQ ở trẻ cũng như những nguy cơ khác cho thai nhi. Dựa trên các chứng cớ gần đây, hướng dẫn điều trị từ Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ năm 2011 và Hội Nội tiết năm 2012 đã khuyến cáo điều trị thuốc cho những phụ nữ mang thai bị suy giáp dưới lâm sàng. Trong dạng bệnh lý tuyến giáp nhẹ này, lượng hormone kích thích tuyến giáp TSH (một chất kích thích sự sản xuất và duy trì nồng độ thích hợp của hormone tuyến giáp) gia tăng, dẫn đến sự tăng T3 và T4, những hormone kiểm soát việc sử dụng năng lượng của cơ thể.
BS. Tim Korevaar, trưởng nhóm nghiên cứu và cũng là nghiên cứu sinh tại Đại học Erasmus, Rotterdam, Hà Lan, phát biểu: “Có sự đồng thuận trong việc điều trị suy giáp dưới lâm sàng vì người ta tin rằng những lợi ích tiềm năng của việc điều trị này nhiều hơn những nguy cơ tiềm ẩn của việc điều trị quá tay. Cho đến tận bây giờ hầu như vẫn chưa có bằng chứng nào trên người cho thấy sự gia tăng nhẹ nồng độ hormone giáp có thể gây hại.”
Korevaar và các cộng sự đã đánh giá dữ liệu từ 3.839 cặp mẹ - con tại Hà Lan, từ giai đoạn bào thai đến tận giai đoạn thành niên của trẻ. Vào giữa tuần 9 và 18 của thai kỳ, các bà mẹ được thử máu để đo nồng độ TSH và fT4 – một dạng hoạt động của hormone T4. Các trẻ tham gia nghiên cứu được đánh giá chỉ số IQ dựa trên những khả năng diễn đạt không dùng lời ở khoảng giữa 5 đến 8 tuổi.
Kết quả cho thấy khi nồng độ fT4 của mẹ ở mức bằng hay vượt quá đường bách phân vị 89 thì điểm số IQ trung bình ở trẻ sẽ giảm đáng kể từ 2,1 đến 3,8 điểm so với nhóm chứng (nhóm có nồng độ fT4 ở mức trung bình của khoảng biến thiên). Mức giảm điểm số IQ của trẻ tương đương với mức giảm khi nồng độ fT4 của mẹ bằng hay thấp hơn bách phân vị 8, biểu thị giá trị mức bình thường – thấp. Các nhà nghiên cứu tính toán bằng bách phân vị vì những quốc gia và bệnh viện khác nhau có thể dùng những phương pháp khác nhau để đo lường nồng độ fT4. Điều quan trọng trong nghiên cứu này, theo BS. Korevaar, chính là mối quan hệ hình chữ U – có nghĩa là cả nồng độ TSH thấp hay cao đều liên quan đến chỉ số IQ thấp ở trẻ. Không có mối liên hệ độc lập nào giữa nồng độ TSH của mẹ với sự thay đổi trong điểm số IQ của trẻ được ghi nhận.
BS. Korevaar phát biểu: “Tỷ lệ phụ nữ mang thai bị rối loạn nhẹ chức năng tuyến giáp được điều trị bổ sung hormone giáp đang tăng lên một cách nhanh chóng, dựa theo các báo cáo của châu Âu và Hoa Kỳ. Việc bổ sung hormone tuyến giáp trong giai đoạn mang thai có thể đi kèm với nguy cơ điều trị quá tay, và ngay cả việc điều trị những trường hợp có xét nghiệm chức năng tuyến giáp với nồng độ ở mức trung bình – cao trong giai đoạn sớm của thai kỳ cũng không phải không có nguy cơ cho trẻ. Chúng tôi khuyên các bác sĩ nên cẩn thận khi bổ sung hormone tuyến giáp”.
(Nguồn: medicalnewstoday 3/2015)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đa ối và kết cuộc xấu trong thai kỳ - Ngày đăng: 29-04-2015
Cha mẹ hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cho trẻ về sau - Ngày đăng: 28-04-2015
Liệu tiền sản giật có dẫn đến tự kỷ hoặc chậm phát triển? - Ngày đăng: 20-04-2015
Chất sát khuẩn ngăn ngừa tử vong cho trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 11-04-2015
Xét nghiệm tìm DNA trong máu chính xác hơn các phương pháp chuẩn trong việc phát hiện hội chứng Down - Ngày đăng: 08-04-2015
Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ càng lâu sẽ càng thông minh khi trưởng thành - Ngày đăng: 01-04-2015
Liệu thuốc kháng viêm non-steroid có gây suy thận ở trẻ em hay không? - Ngày đăng: 27-03-2015
Bữa ăn gia đình giúp đẩy lùi béo phì - Ngày đăng: 26-03-2015
Tế bào gốc trong điều trị bệnh lý phổi ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 23-03-2015
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng về vai trò của Aspirin trong sinh non - Ngày đăng: 23-03-2015
Tiêm 2 đợt corticoid trước sinh vẫn an toàn sau khi vỡ ối non - Ngày đăng: 31-01-2015
Thời gian bổ sung ACID FOLIC có vai trò rất quan trọng trong thai kỳ - Ngày đăng: 29-01-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK