Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 20-04-2015 9:39am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder, ASD) là một tình trạng rối loạn hành vi thần kinh hiện diện ở khoảng 1/68 trẻ Hoa Kỳ. Rối loạn này thuộc về một nhóm lớn hơn các rối loạn chậm phát triển được chẩn đoán ở 1/6 trẻ Hoa Kỳ. ASD và nhiều dạng chậm phát triển có thể là hệ quả  của những bất thường từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ. Tiền sản giật (TSG) có thể gây rối loạn các cơ chế sinh lý ở bào thai, ở mẹ, ở nhau thai và gây tổn hại đến quá trình phát triển thần kinh của trẻ.

Xoay quanh vấn đề trên, Cheryl K. Walker, đến từ viện nghiên cứu y học về các rối loạn phát triển thần kinh ở Sacramento, đại học California, cùng cs. đã tiến hành một nghiên cứu bệnh-chứng ở Bắc California từ  01/2003 đến 04/2011. Có tất cả 1.061 trẻ nằm trong độ tuổi 24 tháng-60 tháng tham gia nghiên cứu bao gồm 517 trẻ ASD, 194 trẻ chậm phát triển, và 350 trẻ phát triển bình thường (nhóm chứng). Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm mối liên hệ giữa TSG với ASD và/hoặc chậm phát triển ở trẻ, đồng thời đánh giá mức ảnh hưởng của độ nặng TSG và/hoặc suy giảm chức năng nhau thai trên tỷ lệ ASD hoặc chậm phát triển.

Một số kết quả chính được ghi nhận như sau:
  • Trong số trẻ ASD; 7,7% có mẹ bị TSG, so với 5,1% ở nhóm trẻ chậm phát triển và 3,7% ở nhóm chứng. Sau khi điều chỉnh dựa theo các yếu tố như trình độ học vấn của mẹ, béo phì trong thai kỳ, chỉ số para, kết quả tỷ số chênh sau hiệu chỉnh (aOR) đối với trẻ ASD có mẹ bị TSG là 2,36.
  • Nếu chỉ phân tích nhóm những phụ nữ mắc TSG nặng, aOR sẽ là 2,29 đối với ASD và 5.49 đối với chậm phát triển ở trẻ.
  • Kết quả cho thấy tình trạng TSG làm tăng nguy cơ ASD ở trẻ gấp hơn hai lần và nguy cơ chậm phát triển hơn 5 lần.
Theo tác giả, do TSG thường gặp hơn ở những phụ nữ béo phì hoặc có các bệnh lý như tăng huyết áp mạn hay đái tháo đường, kết quả nghiên cứu này đã cung cấp một phần bằng chứng giúp khuyến khích phụ nữ tiến tới một chế độ ăn lành mạnh, tham gia các hoạt động thể dục cũng như khám sức khỏe đều đặn trước khi thụ thai hoặc trong suốt thai kỳ.

Các nhà nghiên cứu còn cho rằng TSG có thể khởi phát rối loạn phát triển thần kinh qua ảnh hưởng trên các cơ chế sinh lý ở bào thai, mẹ, hoặc nhau thai. Phần lớn quan niệm trước đây cho rằng TSG là yếu tố nguy cơ thấp đối với tự kỷ nhưng kết quả từ nghiên cứu này đã khiến chúng ta phải xem xét toàn diện lại vấn đề trên.

Mặt khác, điều trị aspirin liều thấp ở mẹ đã cho thấy có hiệu quả tương đối, cũng như việc sử dụng statin cho thấy nhiều hứa hẹn trong khả năng làm giảm các tín hiệu tăng sinh mạch máu, tổn thương nội mô, sang chấn oxy hóa, tiến trình viêm vốn được nhấn mạnh trong bệnh sinh TSG. Một sự hiểu biết đầy đủ về các con đường bệnh sinh phức tạp này sẽ giúp ích rất nhiều trên lâm sàng trong việc quản lý thai kỳ và thời gian kéo dài cuộc sinh ở phụ nữ có TSG.
(Nguồn:  http://www.medscape.org/viewarticle/838984)
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK