Tin tức
on Thursday 29-01-2015 3:14pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS Minh Thư - Bệnh viện Mỹ Đức
Vai trò quan trọng của acid folic trong thai kỳ nhằm phòng ngừa và giảm tỉ lệ dị tật hệ thần kinh trung ương và các dị tật khác như sứt môi, chẻ vòm, dị tật tại tim và một số dị tật khác ở tay chân đã được biết rõ. Bên cạnh tác dụng phòng ngừa dị tật bẩm sinh, acid folic còn góp phần quan trọng trong việc tạo máu, tác động lên quá trình phát triển nhau và thai nhi thông qua tham gia vào quá trình sao mã ADN cũng được đề cập đến khá nhiều. Một khía cạnh khác quan trọng không kém của acid folic mới được tác giả Laurier Barclay tiến hành nghiên cứu đăng trên Medscape 5/1/2015: Đó là việc bổ sung folate khuyến cáo sử dụng trước khi thụ thai và trong suốt 12 tuần đầu của thai kỳ giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân so với tuổi thai - SGA (small for gestational age).
Nghiên cứu này thu thập dựa trên cơ sở dữ liệu dân số của vương quốc Anh và 1 tổng quan hệ thống dữ liệu điện tử 8/2013 với các phân tích gộp, bao gồm 111736 trẻ sinh ra không có dị tật bẩm sinh từ nghiên cứu dân số và 188796 từ tổng quan hệ thống. Trong số 108.525 thai, có 84,9% bà mẹ bổ sung acid folic trong thai kỳ, chỉ có 25,5% dùng acid folic trước khi thụ thai. Kết quả đánh giá chung cho thấy có 13,4% trẻ sinh có cân nặng nhỏ hơn bách phân vị thứ 10; 7% sinh ra thấp hơn bách phân vị thứ 5. Trong đó trẻ sinh ra chưa được bổ sung acid folic có cân nặng thấp hơn bách phân vị thứ 10 là 16,3% và thứ 5 là 8,9%. Và sau khi điều chỉnh các đặc tính liên quan thai kỳ, các bà mẹ có bổ sung acid folic trước khi thụ thai có nguy cơ thấp hơn 20% cho SGA ở bách phân vị 10 (aOR: 0,08; KTC 95%: 0,71 – 0,90; P< 0,01) và thấp hơn 22% ở bách phân vị 5 (aOR: 0,78, KTC 95%: 0,66 – 0,91; p < 0,0006) so với những bà mẹ không bổ sung acid folic trước thụ thai. Với các số liệu rất thuyết phục nêu trên, ông Laurier Barclay kết luận việc bổ sung folate rõ ràng làm giảm đáng kể SGA khi sinh, nhưng phải là bổ sung folate ngay trước khi thụ thai.
Chính vì vậy việc bổ sung acid folic không chỉ đòi hỏi phải đúng về liều lượng mà còn phải chính xác về thời gian. Quá trình thăm khám, theo dõi, quản lý thai kỳ sát sao để sinh ra những em bé khỏe mạnh và hoàn thiện là nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà các nhà sản phụ khoa phải quan tâm và tuân thủ.
Tài liệu tham khảo:
http://www.medscape.org/viewarticle/837032
Từ khóa: ACID FOLIC
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nồng độ ALPHA-FETOPROTEIN giúp phân biệt dịch ối với nước tiểu, dịch âm đạo và tinh dịch - Ngày đăng: 29-01-2015
Kích thích buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm có thể liên quan đến các vấn đề về tim mạch của trẻ - Ngày đăng: 30-12-2014
Những biến chứng trong thai kỳ ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 21-12-2014
Tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang song thai - Ngày đăng: 21-12-2014
Sữa giúp cải thiện khả năng sinh sản - Ngày đăng: 03-12-2014
Biến chứng sinh non - thủ phạm gây tử vong trẻ em trên toàn cầu - Ngày đăng: 03-12-2014
Khuyên cáo mới của trung tâm dịch vụ dự phòng Hoa Kỳ về việc “sử dụng ASPIRIN liều thấp trong dự phòng tiền sản giật” - Ngày đăng: 23-11-2014
Bổ sung DHA giúp giảm stress ở phụ nữ mang thai - Ngày đăng: 23-11-2014
Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương còn diễn tiến có thể làm tăng nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 14-11-2014
Tương tác thuốc giữa thuốc tránh thai và thuốc kháng virus HIV (ART)? - Ngày đăng: 14-11-2014
Vitamin D liên quan đến khả năng thành công của một chu kỳ IVF - Ngày đăng: 28-10-2014
Dự phòng ANTI – RhD IMMUNOGLOBULIN thường quy với sản phụ RhD âm? - Ngày đăng: 06-10-2014
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK