Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 28-10-2014 8:44am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Ở những bệnh nhân điều trị IVF, bổ sung vitamin D ít nhất 20 ng/mL sẽ làm tăng tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng có ý nghĩa thống kê so với bổ sung nồng độ thấp hơn, các nhà nghiên cứu đã báo cáo kết quả này trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism ngày 14 tháng 8.

Trưởng nhóm nghiên cứu Alessio Paffoni, MSc, cho biết “Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu lớn nhất đánh giá hiệu quả của vitamin D lên khả năng sinh sản của những phụ nữ điều trị IVF.”

Vitamin D được biết như là một chất thiết yếu đối với chức năng sinh sản của động vật, nhưng vai trò của nó đối với người thì chưa được nghiên cứu nhiều, Paffoni, đến từ Ospedale Maggiore Policlinico, Milan, Ý, và đồng tác giả lưu ý: “Chúng tôi nhận thấy cần phải xem xét vấn đề thiếu vitamin D có tác dụng bất lợi đối với tỉ lệ thai lâm sàng, từ đó có thể mở ra một hướng đi mới để chuẩn bị tốt hơn cho những bệnh nhân có kế hoạch thực hiện IVF nói riêng cũng như cho tất cả những bệnh nhân hiếm muộn nói chung.

Họ tiến hành đánh giá kết cục thai kỳ của 335 phụ nữ điều trị tại phòng khám hiếm muộn ở Milan từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2012. Nồng độ vitamin D huyết thanh được đánh giá bằng việc đo 25-hydroxy-vitamin D [25(OH)] không quá 90 ngày trước khi chuyển phôi. 154 phụ nữ có dấu hiệu thiếu vitamin D, được định nghĩa là nồng độ 25(OH)D huyết thanh thấp hơn 20 ng/mL. Trị số trung bình 25(OH)D trong nhóm phụ nữ thiếu vitamin D là 14.1 (độ lệch chuẩn ±3.8) ng/mL. Còn lại 181 phụ nữ có nồng độ 25(OH)D là 20ng/mL trở lên, với trị số trung bình là 29.1 ± 8.3 ng/mL (P = 0,001). Nồng độ tối thiểu được xem là đủ là 30 ng/mL.

Phụ nữ có nồng độ 25(OH)D cao đa số là người da trắng (P = 0,02). Chỉ số BMI trung bình là 20.4 ± 2.0 kg/m2, còn những phụ nữ có nồng độ vitamin D thấp hơn thì chỉ số BMI trung bình là 21.1 ± 2.0 kg/m2 (P= 0,004). Thời gian hiếm muộn trung bình là 4.0 ± 2.5 năm và 4.6 ± 2.5 năm ở nhóm có nồng độ cao và thấp (P = 0,03). Không có sự khác biệt nào khác giữa các nhóm. Sự đáp ứng buồng trứng, sự phát triển trứng và sự phát triển của phôi cũng tương đương giữa các nhóm.

Mỗi nhóm có số lượng phôi chuyển tương đương nhau, nhưng 29 phụ nữ ở nhóm có nồng độ 25(OH)D cao (16%) có được từ 3 phôi tốt trở lên so với 9 phụ nữ (6%) trong nhóm 25(OH)D thấp (P = 0,003). Một phôi chất lượng tốt được định nghĩa là phôi có 4 phôi bào vào ngày 2 hoặc 8 phôi bào vào ngày 3, với độ phân mảnh dưới 10%.
Số phôi làm tổ ở nhóm phụ nữ có nồng độ vitamin D cao là 70, tỉ lệ làm tổ là 21%, ở nhóm phụ nữ còn lại là 37 với tỉ lệ làm tổ là 13% (p = 0,006). Tỉ lệ thai lâm sàng là 31% (56 ca) và 20% (30 ca) (p = 0,02).

Các tác giả cho biết “Chúng ta có thể kết luận rằng thiếu vitamin D có thể làm giảm tỉ lệ thai lâm sàng ở những phụ nữ làm thụ tinh ống nghiệm”. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng mối liên quan giữa thiếu vitamin D và hiếm muộn thật sự chưa được ghi nhận. Để khẳng định điều đó cần có những nghiên cứu ngẫu nhiên, có nhóm chứng về việc bổ sung vitamin D và vai trò của nó với kết cục thai kỳ của người phụ nữ.

Nguyễn Thị Nhã Đan
Nguồn: J Clin Endocrinol Metab. Published online August 14, 2014
Từ khóa: Vitamin, IVF
Các tin khác cùng chuyên mục:
Song thai: Vitamin D và nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 29-08-2014
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK