Một nghiên cứu vừa công bố vào ngày 8 tháng 8 năm 2014 trên tạp chí Human Reproduction, do GS Bruce Campell và nhóm của ông thực hiện tại trường Y, Nottingham, cho ra những kết quả khá thú vị về việc trữ lạnh và ghép thành công toàn bộ buồng trứng cừu trưởng thành. Đây là lần đầu tiên toàn bộ cơ quan từ một cá thể trưởng thành được trữ lạnh, ghép mô và cho kết quả sinh sản thành công.
Tình trạng suy buồng trứng sớm chiếm 1-2% phụ nữ và do một số nguyên nhân như di truyền hay điều trị ung thư – bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lâm sàng và tâm lý của bệnh nhân. Sử dụng một phương pháp mới, GS Campbell đã trữ lạnh đồng thời phẫu thuật ghép mô buồng trứng, nhờ đó tái tạo 100% chức năng của buồng trứng và tăng tỉ lệ có thai tự nhiên ở cừu: tỉ lệ có thai 64%, tỉ lệ thai sinh sống 29%.
Trữ lạnh sau đó cấy ghép đòi hỏi sự thành công của việc bảo quản đông lạnh cả 2 buồng trứng và cung cấp mạch máu nuôi cho nó. Công việc này cho đến nay vẫn chưa thành công nhưng 5 năm qua đã có một lần sinh sản thành công sau 545 ngày cấy ghép. Khả năng sống của nang noãn sau khi cấy ghép là 1,7 đến 7,6%. Trong thời gian này Nottingham làm việc với những con cừu trưởng thành do buồng trứng của chúng khá điển hình với buồng trứng của người, mặc dù việc đông lạnh có vẻ khó hơn nhưng bước đầu đã thành công.
Những gì nhóm nghiên cứu Nottingham khám phá ra được là suốt quá trình đông lạnh bảo quản mô buồng trứng thì lượng máu cung cấp là rất quan trọng, và duy trì khả năng tưới máu sau phẫu thuật là một trong những yếu tố quyết định thành công.
Cấy ghép những mảnh vỡ của vỏ buồng trứng ở người là một quy trình mới và khá khó khăn, bởi vì những mảnh ghép này chỉ chứa một phần nhỏ dự trữ buồng trứng của người phụ nữ, và chỉ cung cấp cho người nhận một cửa sổ sinh sản ngắn. Vấn đề tuổi thọ của những mảnh ghép hiện nay có thể chưa hoàn thiện bởi quá trình trữ lạnh có thể xảy ra mất trứng với tỉ lệ cao. Vì vậy việc ghép những mảnh mô của vỏ buồng trứng có thể có những trở ngại, điển hình là trường hợp những bệnh nhân lớn tuổi vì mật độ trứng của họ đã ở mức độ thấp. Tuy nhiên, theo kết quả trên vấn đề trữ lạnh mô buồng trứng ở cừu sau đó cấy ghép vào cơ thể có thể là một chiến lược thay thế đầy hứa hẹn.
Tất cả những phương pháp trữ lạnh đòi hỏi sự thay thế nước bên trong tế bào bởi những chất bảo quản lạnh và thường được thử nghiệm bằng cách cung cấp máu nuôi. Kỹ thuật mới Nottingham, sử dụng một thiết bị làm lạnh chậm đặc biệt Planer, có ưu điểm là cung cấp những khoảng khuếch tán rất ngắn cho những chất bảo quản lạnh thâm nhập, nhưng có thể gây tổn thương vi mạch máu. Những tế bào bị tổn thương và mất đi có thể do sự hình thành tinh thể đá trong tế bào do việc đông lạnh và làm ấm giờ đây có thể tránh được bằng phương pháp làm lạnh chậm có kiểm soát, trong khi đó sự hình thành tinh thể đá bên ngoài tế bào và đặc biệt là những mạch máu có thể gây tổn thương nghiêm trọng và ngăn cản chức năng của cơ quan.
Trước khi kỹ thuật này có thể được sử dụng cho người thì mức độ tưới máu và chống đông máu cần được tối ưu hóa cho những buồng trứng có kích thước khác nhau và cần có thêm những nghiên cứu về khả năng sinh trẻ bình thường khỏe mạnh.
Phương pháp này rất hứa hẹn cho việc bảo tồn khả năng sinh sản của người phụ nữ. Thêm vào đó cũng có thể áp dụng đông lạnh những cơ quan sinh sản khác hay ngay cả những cơ quan lớn chẳng hạn như thận.
Khi còn nhỏ buồng trứng là một cơ quan với nhiều loại tế bào và có một nguồn cung cấp máu riêng biệt. Cho đến nay, việc trữ lạnh và bảo quản toàn bộ cơ quan khác như tim, gan và thận được chứng minh là không thể thành công. Thử thách đầu tiên trong việc trữ lạnh toàn bộ cơ quan là bảo quản hệ thống mạch máu nguyên vẹn và công việc của Nottingham, được tài trợ bởi Hội Đồng Nghiên Cứu Anh – là một bước tiến quan trọng và đúng hướng.
Nguồn : http://humrep.oxfordjournals.org/content/29/8/1749.full.html?etoc
BS Nguyễn Thị Nhã Đan
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...