Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 29-07-2014 7:00am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

n3_1 Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Dịch tễ Nhi khoa và Nhi sơ sinh, những phụ nữ béo phì trước khi có thai dễ bị sanh non trước 28 tuần.

 


Từ trước đến nay chúng ta đều biết sanh non là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi sanh con ở tuổi thai dưới 37 tuần, nhưng điều quan trọng hơn chúng ta cần biết là đứa bé được sanh lúc bao nhiêu tuần.

Đây là một nghiên cứu đoàn hệ gồm 989.687 bệnh nhân sanh đơn thai ở California từ năm 2007 đến 2009. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mối liên hệ giữa BMI của bà mẹ trước khi có thai và nguy cơ sanh non thông qua các yếu tố BMI, tuổi thai, chủng tộc/sắc tộc. Tiêu chuẩn loại là các phụ nữ bị tiểu đường trước khi có thai, tiểu đường trong thai kỳ, rối loạn huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật/sản giật và các trường hợp tăng huyết áp mãn.

Sanh non sẽ được chia thành các nhóm: 20-23 tuần, 24-27 tuần, 28-31 tuần, hoặc 32-36 tuần. BMI cũng được chia thành các nhóm : thiếu cân <18,5, bình thường 18,5-24,9; quá cân 25-29,9, béo phì độ I 30-34,9, béo phì độ II 35,0-39,9, béo phì độ III > 40. Nhóm nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa BMI và mức độ nặng của sanh non ở ba nhóm bệnh nhân, trong đó gồm da trắng không phải gốc La Tinh, phụ nữ gốc La Tinh và phụ nữ da đen không phải gốc La Tinh.

Sau khi điều chỉnh tuổi mẹ, trình độ học vấn, chiều cao và chế độ chăm sóc ban đầu, các phụ nữ có thai lần đầu bị béo phì trước khi có thai (BMI ≥ 30 kg/m2) có liên quan với tăng đáng kể nguy cơ sanh trước 28 tuần, ở các tuổi thai >28 tuần không thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đối với mỗi nhóm chủng tộc/sắc tộc, nguy cơ cao sanh cực non cũng có liên quan với tình trạng béo phì của bệnh nhân.

Đối với các bà mẹ mang thai lần đầu bị béo phì độ IIII (BMI ≥ 40 kg/m2), nguy cơ tương đối sanh non ở tuần 20-23 là 6,29 (95% khoảng tin cậy [CI] so với người da trắng không phải gốc La Tinh), 4,34 (95% CI, 2.30 - 8.16) bà mẹ da đen không phải gốc La Tinh và 4,45 (95% CI, 2.53 - 7.82) đối với các bà mẹ gốc La Tinh.

Đối với các phụ nữ béo phì mang thai các lần tiếp theo, nguy cơ sanh non ở tuần 20 đến 23 cao hơn so với các phụ nữ có cân nặng bình thường.

Bất kể chủng tộc/sắc tộc, tình trạng sản khoa của bà mẹ, nhóm nghiên cứu nhận thấy các phụ nữ thiếu cân có gia tăng nguy cơ sanh non lúc 24 tuần hoặc một vài tuần sau đó.

Hạn chế của nghiên cứu bao gồm các số liệu được thu nhập từ giấy khai sanh và cơ sở dữ liệu xuất viện của các bệnh viện.

Theo khuyến cáo của hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ ACOG, phụ nữ nên chuyển qua một chế độ ăn lành mạnh, ăn chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, dầu, ngũ cốc nguyên hạt, và bánh mì giàu chất xơ, với nước là thức uống chính và tập thể dục thể thao trước khi có thai.

Những phụ nữ bị béo phì trước khi có thai nên gặp bác sĩ sản khoa thảo luận và biết được các nguy cơ có thể xảy ra sau khi có thai. Các nguy cơ có thể có khi phụ nữ béo phì có thai là dễ bị nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và sanh mổ.

Dựa trên những phát hiện này, các tác giả cho biết mối liên quan giữa sanh non và BMI trước khi có thai rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi chủng tộc/sắc tộc, tuổi thai và tình trạng sản khoa của bà mẹ, nhưng béo phì trước khi có thai là một trong các yếu tố nguy cơ làm cho thai kỳ xấu đi rất nhiều. Đây là manh mối để tiến hành các nghiên cứu trong tương lai.

BS Vũ Nhật Khang

Nguồn Paediatric Perinatal Epidemiol. 2014;28:302-311. Abstract

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK