Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 23-06-2014 4:07am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

nn1 Phác đồ hỗ trợ hoàng thể trong thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay vẫn còn một số điểm còn bàn cãi. Tuy nhiên, một số vấn đề trong hỗ trợ hoàng thể đã đạt được sự đồng thuận, bao gồm vai trò chính yếu của progesterone trong hỗ trợ hoàng thể và đường dùng progesterone.

 

Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng progesterone đường âm đạo có hiệu quả tương đương đường tiêm bắp, và cả hai đường dùng trên đều tốt hơn đường uống. Tuy nhiên, so với đường tiêm bắp, đường đặt âm đạo tỏ ra thuận tiện và dễ chịu hơn cho bệnh nhân. Đây là điều được nhiều nghiên cứu khảo sát khẳng định thông qua các bảng thăm dò sự hài lòng của bệnh nhân đối với dạng thuốc sử dụng (tiêm bắp so với đặt âm đạo).

Mặc dù vậy, một số nơi vẫn còn sử dụng progesterone tiêm bắp là đường dùng chủ đạo. Dạng progesterone tiêm bắp có chi phí thấp hơn so với đặt âm đạo, tuy nhiên, bất lợi của dạng này là gây đau và phải cần một người khác tiêm thuốc cho bệnh nhân.

Tiến sĩ Brian M. Berger, giám đốc trung tâm nghiên cứu di truyền cho IVF Boston, cho biết: “Hiện nay nhiều nước trên thế giới gần như đã không còn sử dụng progesterone tiêm bắp. Mỹ có lẽ là đất nước cuối cùng còn sót lại còn sử dụng progesterone dạng này làm chủ đạo trong hỗ trợ hoàng thể. Ở châu Âu thuốc này hầu như không còn được nghe thấy, nhưng ở Mỹ thì vẫn còn sử dụng rộng rãi. Đối với những chu kỳ chuyển phôi tươi, việc bổ sung liều cao progesterone như vậy gần như không thật sự cần thiết nữa do bệnh nhân vẫn có progesterone nội sinh, nhưng bệnh nhân ở nước này vẫn phải sử dụng progesterone tiêm bắp.”

Hàng loạt lý do được đưa ra, theo tiến sĩ Berger “nguyên nhân có thể do sự trì trệ trong suy nghĩ và thay đổi quy trình”. Nếu bạn chỉ thấy kết cục thai tốt, nhưng không nhìn thấy những bất lợi của dạng thuốc này, bạn sẽ tiếp tục mắc kẹt với nó.

Chính vì lý do này, Tiến sĩ Daniel B. Shapiro, chuyên gia hỗ trợ sinh sản ở Atlanta, Georgia đã tiến hành một nghiên cứu hồi cứu nhằm so sánh hiệu quả của progesterone dạng gel bơm âm đạo với progesterone tiêm bắp. Nghiên cứu của ông cho thấy việc hỗ trợ hoàng thể bằng progesterone dạng gel bơm âm đạo hay dạng tiêm bắp đều cho kết cục thai kỳ tương đương nhau với phác đồ chuyển phôi trữ ngày 5 (phôi nang) ở người xin trứng.

Tiến sĩ Shapiro nói thêm: “Progesterone dạng dầu chi phí thấp hơn nhưng tiêm đau hơn và thường phải có một người khác tiêm thuốc cho bệnh nhân, trong khi đó progesterone bơm âm đạo chi phí cao hơn nhưng thuận tiện do bệnh nhân có thể tự sử dụng. Hiện nay, chúng tôi thường giải thích cụ thể những ưu và nhược điểm của 2 loại thuốc để bệnh nhân tự quyết định.”

Nghiên cứu được thực hiện trên 920 chu kỳ chuyển phôi trữ, 682 chu kỳ sử dụng progesterone tiêm bắp (50 mg/ngày) và 238 chu kỳ sử dụng progesterone bơm âm đạo (Crinone 8%, 90 mg). Đặc điểm bệnh nhân tương đương nhau giữa 2 nhóm.

Kết cục không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm. Tỉ lệ làm tổ ở nhóm tiêm bắp là 46,4% và nhóm bơm âm đạo là 45,6% (p=0,81), tỉ lệ thai lâm sàng lần lượt là 61,7% và 60,5% (p=0,8), tỉ lệ sinh sống là 49,1% và 48,9% (p>0,99).

Nghiên cứu có một số hạn chế do thiết kế hồi cứu và thiếu sự phân bố ngẫu nhiên về cách hỗ trợ hoàng thể. Mặc dù vậy, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cho thấy thực sự Crinone có thể thay thế progesterone dạng tiêm trong trường hợp thụ tinh ống nghiệm với trứng tự thân hay ngay cả xin trứng, điều này đã khẳng định những gì chúng ta nghĩ là đúng.”

Tiến sĩ Berger cho biết: “Tại IVF Boston, chúng tôi hầu như chỉ sử dụng progesterone bơm âm đạo, tuy nhiên một số chu kỳ chúng tôi vẫn sử dụng progesterone tiêm bắp. Ví dụ, những bệnh nhân không thích sử dụng dạng bơm âm đạo, có thể do văn hóa, có thể do nguyên nhân cá nhân. Một số bệnh nhân bị kích ứng âm đạo quá mức khi sử dụng Crinone hay các loại thuốc đặt âm đạo khác. Ngoài ra còn có những bệnh nhân muốn sử dụng progesterone tiêm bắp dù rất khó chịu với suy nghĩ là “không đau thì không có hiệu quả”. Ngoài những trường hợp đặc biệt như vậy thì hầu như chúng tôi đã chuyển sang sử dụng progesterone bơm âm đạo.”

Nguồn: http://bit.ly/1ttAFKR Hum Reprod 2014

Bs. Nguyễn Thị Nhã Đan.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK