Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 18-03-2014 4:34am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

i21 Một nghiên cứu đăng trên thư viện Cochrane cho biết không có bằng chứng nào khẳng định rằng việc bổ sung chất chống oxy hóa có thể giúp người phụ nữ dễ có thai hơn.

 


Người phụ nữ gọi là hiếm muộn khi đã quan hệ vợ chồng trong vòng 1 năm không ngừa thai mà không có thai. Có khoảng một phần tư các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong vấn đề thụ thai nhưng nguyên nhân chính xác thì thường chưa được hiểu rõ, những rối loạn do nữ như chất lượng trứng kém, tổn thương vòi trứng và lạc nội mạc tử cung được tìm thấy khoảng 40 đến 50 phần trăm ở các cặp vợ chồng.

Những chất chống oxy hóa là chất thu dọn các gốc tự do trong cơ thể, và chúng được cho là có tác dụng giảm stress oxy hóa khi kết hợp với các điều kiện thích hợp. Nhiều người phụ nữ hiếm muộn đã từng bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin C và vitamin A với mong muốn tăng cơ hội có thai.

Tuy nhiên một phân tích gộp với 28 nghiên cứu khác nhau, tổng hợp dữ liệu từ 3.548 người phụ nữ, những người đã từng sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều thuốc có tác dụng chống oxy hóa khác nhau nhưng không tăng khả năng thụ thai so với việc bổ sung giả dược hoặc kèm theo chế độ ăn uống.

Trưởng nhóm nghiên cứu Marian Showell từ Đại học Auckland cho biết: “Không có bằng chứng nào thấy được tác dụng tích cực của chất chống oxy hóa đối với việc có thai của người phụ nữ.”

Bà cho biết thêm rằng các bằng chứng trong nghiên cứu chưa đủ mạnh, và thật sự khó có thể so sánh tác dụng giữa các chất chống oxy hóa khác nhau hoặc tác dụng kết hợp của những chất đó. Nghiên cứu cũng đã tìm bằng chứng về tác dụng phụ của những chất chống oxy hóa như gây thai ngoài tử cung hay sẩy thai, tuy nhiên chưa có kết luận rõ ràng.

Tiến sĩ Wendy Vitek, một chuyên gia hiếm muộn tại đại học Rochester, người không tham gia nghiên cứu nhận xét rằng: “Tôi không nghĩ kết quả này đáng bất ngờ vì chưa từng có tổ chức hay hướng dẫn nào khuyến cáo sử dụng bổ sung chất chống oxy hóa trong hiếm muộn.” Tuy nhiên, bà cũng cho biết kết quả này làm nhiều người thất vọng bởi lẽ sẽ tốt hơn biết bao nếu chúng ta có thể tìm được một chất bổ trợ hữu ích cho bệnh nhân và mạnh dạn nói với bệnh nhân rằng “Đây, hãy bổ sung thêm chất này cho cơ thể bạn”.

Bs. Nguyễn Thị Nhã Đan, BV Phương Châu

Nguồn: http://www.BioNews.org.uk

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tắc động mạch tử cung (UAE) - Ngày đăng: 11-02-2014
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK