Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 03-12-2014 8:54am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Để đánh dấu ngày Thế giới vì Sinh non, các nhà nghiên cứu công bố nguồn ngân sách 250 triệu đô sẽ được dành cho công tác đẩy lùi mối hiểm họa của vấn đề này.

Theo ước tính, toàn thế giới có hơn 3000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày vì những biến chứng của sinh non, số liệu của một nghiên cứu mới công bố chứng tỏ đây là nguyên nhân gây tử vong trẻ em hàng đầu.

Cũng theo thống kê của các nhà khoa học, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, những hậu quả nghiêm trọng của sinh non trở thành kẻ sát nhân hàng đầu đe dọa tính mạng trẻ nhỏ trên toàn cầu. Những biến chứng này gây ra 1.1 triệu trong số 6.3 triệu trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong năm 2013. Tai biến trực tiếp từ sinh non gây thiệt mạng trên 965.000 trẻ sơ sinh đến 28 ngày tuổi, và 125.000 trẻ từ 1 tháng đến 5 năm đầu đời, theo tác giả của nghiên cứu.

Những nguyên nhân tử vong trẻ em chính yếu khác, được liệt kê trong nghiên cứu đăng trên tờ The Lancet ngày 16/11 vừa qua, bao gồm viêm phổi (935.000 trường hợp) và tai biến lúc sanh (720.000 trường hợp).

Những quốc gia với tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi chết cao nhất do nguyên nhân trực tiếp từ sinh non được kể đến: Macedonia (51%); Slovenia (47,5%); Đan Mạch (43%); Serbia (39,8%); Anh (38,7%); Hungary (37,4%); Slovakia (34,9%); Phần Lan (34,8%); Hàn Quốc và Thụy Sỹ (32,7%).

Trong khi tỷ lệ này trên toàn thế giới ước tính trung bình là 17,4% thì ở Mỹ, tử vong do biến chứng sinh non chiếm 28% và lấy đi sự sống của 8100 trẻ em mỗi năm. Kết quả này đưa Mỹ xếp vị trí 141 trong bảng xếp hạng của 162 quốc gia; theo sau có Oman, Georgia, Ai Cập, Canada, Đức và Qatar.

Nghiên cứu được sự cộng tác của Giáo sư Robert Black của Trường Đại Học Sức khỏe cộng đồng Johns Hopkins, cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Đại học Vệ sinh và Bệnh nhiệt đới London.

Giáo sư Joy Law, Đại học Vệ sinh và Bệnh nhiệt đới London, phát biểu trong xuất bản mới của tờ March of Dimes: “Đây là tín hiệu của sự chuyển hướng từ bệnh truyền nhiễm sang các bệnh lý sơ sinh, đặc biệt những tình trạng liên quan đến trẻ non tháng, và cần có những hướng tiếp cận xử trí khác biệt toàn diện của y học và y tế cộng đồng.”

“Thành công vang dội mà chúng ta đã đạt được trong cuộc chiến với bệnh truyền nhiễm chỉ ra rằng chúng ta cũng có thể thành công nếu đầu tư và quan tâm đúng mức vào công cuộc phòng ngừa sinh non”, giáo sư này nhấn mạnh.

Ngày 17/11 hàng năm được chọn là ngày Thế giới vì Sinh non. Cũng trong ngày 17/11 vừa qua, các nhà nghiên cứu đã công bố một nguồn quỹ mới trị giá 250 triệu đô la cho việc nghiên cứu phương pháp ngăn ngừa và giảm thiểu biến chứng của sinh non trong vòng 3 đến 5 năm tới. Nỗ lực này bao gồm sự đóng góp của hơn 200 nhà khoa học.

BS Hê Thanh Nhã Yến
Nguồn: March of Dimes, news release, Nov. 16, 2014 HealthDay

Các tin khác cùng chuyên mục:
Song thai: Vitamin D và nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 29-08-2014
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK