Tin tức
on Thursday 29-01-2015 3:08pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS HÊ THANH NHÃ YẾN
Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu đã được tiến hành từ tháng 7/2014 đến tháng 9/2014 nhằm tìm đáp án cho câu hỏi liệu alpha-fetoproein (AFP) có hữu ích trong việc phân biệt nước ối thấm trong băng vệ sinh với những dịch thấm khác tương tự như nước tiểu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo.
Theo đó, 52 thai phụ nhập viện theo dõi sanh tại Khoa Sanh của Trung Tâm Y khoa Maimonides đồng thuận tham gia nghiên cứu, được lấy mẫu nước tiểu và nước ối. 27 phụ nữ mang thai khác đồng ý cung cấp mẫu dịch âm đạo. Các mẫu tinh dịch được thu nhận từ 17 đối tượng nam đến khám hiếm muộn. Các nhà nghiên cứu đo nồng độ AFP trực tiếp từ mẫu và từ băng vệ sinh thấm dịch của từng mẫu.
Kết quả cho thấy, nồng độ AFP trong nước ối là 245.38 ng/ml ± 21.03 với n = 52; cao hơn đáng kể so với trong nước tiểu của thai phụ (0.84 ng/ml ± 0.17 với n = 52, p<0.001) và cả trong tinh dịch (1.52 ng/ml ± 0.35 với n = 17, p< 0.001). Kết quả tương tự cũng được ghi nhận đối với AFP đo từ mẫu băng thấm; cụ thể, AFP trong dịch ối là 19.44±1.98 ng/mL, n=52, cao hơn nhiều lần so với trong dịch tiết âm đạo (0.53±0.16 ng/mL, n=27, P<.001). Đặc biệt, AFP gần như không tìm thấy trong băng thấm nước tiểu (n = 52) và tinh dịch (n = 17). Phân tích đường cong đặc trưng cho thấy độ nhạy 96.2% và độ đặc hiệu 100% của xét nghiệm trong phân biệt các loại dịch tiết trong băng vệ sinh ở ngưỡng cutoff 3.88 ng/ml (diện tích dưới đường cong là 0.99).
Tóm lại, định lượng nồng độ AFP có thể giúp phân biệt nước ối với các dịch tiết khác của cơ thể. Phương pháp sử dụng xét nghiệm dịch thấm trong băng vệ sinh được xem là biện pháp chính xác và tiện lợi nhằm chẩn đoán chính xác có vỡ ối hay không.
MỨC CHỨNG CỨ: II
NGUỒN: Mor, Amir MD, PhD, Alpha-Fetoprotein as a Tool to Distinguish Amniotic Fluid From Urine, Vaginal Discharge, and Semen, Obstetrics & Gynecology: February 2015 - Volume 125 - Issue 2 - p 448–452.
Từ khóa: ALPHA-FETOPROTEIN
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kích thích buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm có thể liên quan đến các vấn đề về tim mạch của trẻ - Ngày đăng: 30-12-2014
Những biến chứng trong thai kỳ ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 21-12-2014
Tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang song thai - Ngày đăng: 21-12-2014
Sữa giúp cải thiện khả năng sinh sản - Ngày đăng: 03-12-2014
Biến chứng sinh non - thủ phạm gây tử vong trẻ em trên toàn cầu - Ngày đăng: 03-12-2014
Khuyên cáo mới của trung tâm dịch vụ dự phòng Hoa Kỳ về việc “sử dụng ASPIRIN liều thấp trong dự phòng tiền sản giật” - Ngày đăng: 23-11-2014
Bổ sung DHA giúp giảm stress ở phụ nữ mang thai - Ngày đăng: 23-11-2014
Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương còn diễn tiến có thể làm tăng nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 14-11-2014
Tương tác thuốc giữa thuốc tránh thai và thuốc kháng virus HIV (ART)? - Ngày đăng: 14-11-2014
Vitamin D liên quan đến khả năng thành công của một chu kỳ IVF - Ngày đăng: 28-10-2014
Dự phòng ANTI – RhD IMMUNOGLOBULIN thường quy với sản phụ RhD âm? - Ngày đăng: 06-10-2014
Trữ lạnh thành công toàn bộ mô buồng trứng cừu - Ngày đăng: 29-09-2014
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK