Tin tức
on Wednesday 03-06-2015 10:45pm
Danh mục: Tin quốc tế
Tình trạng đau đầu ảnh hưởng đến 15%-20% phụ nữ trên thế giới, nhưng lại có rất ít nghiên cứu liên quan đến điều trị vấn đề này. Các bệnh nhân thường được cho dùng thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện (narcotic). Vấn đề đặt ra là: Nếu kê đơn những loại thuốc này, về lâu dài, bệnh nhân có thể bị lạm dụng thuốc.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy: Một số thuốc chống nôn, khi kết hợp với các thuốc kháng histamine, có thể giảm nhẹ những cơn đau đầu cấp tính ở những người không mang thai tại khoa cấp cứu.
Metoclopramide và diphenhydramine tương đối rẻ tiền, được sử dụng rộng rãi và được xem là an toàn đối với phụ nữ mang thai, nên nhiều nhà lâm sàng đã sử dụng 2 thuốc này để điều trị tình trạng đau đầu.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy: Một số thuốc chống nôn, khi kết hợp với các thuốc kháng histamine, có thể giảm nhẹ những cơn đau đầu cấp tính ở những người không mang thai tại khoa cấp cứu.
Metoclopramide và diphenhydramine tương đối rẻ tiền, được sử dụng rộng rãi và được xem là an toàn đối với phụ nữ mang thai, nên nhiều nhà lâm sàng đã sử dụng 2 thuốc này để điều trị tình trạng đau đầu.
Kết quả nghiên cứu do tiến sĩ Katherine Scolari Childress trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ năm 2015 cho thấy: So với codein, sử dụng metoclopramide và diphenhydramine truyền tĩnh mạch rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu ở phụ nữ mang thai. Đồng thời, sự kết hợp này cũng an toàn, ít tốn kém và nhất là không gây nghiện cho bệnh nhân.
Hiệu quả giảm đau đầu ở phụ nữ mang thai khi sử dụng metoclopramide với diphenhydramine đã được ghi nhận trong nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trước đây (NCT02295280).
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích lại các dữ liệu để đánh giá xem việc kết hợp hai thuốc này có gây tốn kém cho người bệnh hơn so với codein hay không?
Đối tượng trong nghiên cứu này bao gồm những phụ nữ có huyết áp bình thường trong tam cá nguyệt 2 và 3, bị đau đầu không đáp ứng với acetaminophen đường uống liều từ 650 mg đến 1000 mg.
Những người này được phân thành hai nhóm. Một nhóm (n=23) được điều trị với metoclopramide 10mg kết hợp diphenhydramine 25mg đường tĩnh mạch. Nhóm còn lại (n=21) được cho dùng codein 30 mg.
Đặc điểm nhân trắc học, số lần sinh, số lần mang thai, tuổi thai, béo phì, tăng huyết áp và hút thuốc lá ở nhóm được điều trị kết hợp tương tự nhóm được điều trị đơn độc bằng codein.
Kết quả cho thấy: dự hậu ở nhóm dùng metoclopramide và diphenhydramine tốt hơn so với nhóm dùng codein.
Bảng kết quả nghiên cứu
Dự hậu | Nhóm kết hợp, % | Nhóm Codein, % | Giá trị P |
Giảm đau đầu hoàn toàn | 65.2 | 28.6 | <.05 |
Cảm thấy đỡ đau chỉ với 1 liều | 100.0 | 61.9 | .01 |
Muốn dùng lại lần nữa | 95.7 | 37.1 | <.01 |
Đau đầu tái phát | 42.9 | 57.1 | .17 |
Tác dụng phụ | 43.5 | 37.5 | .24 |
Thời gian phân định và cảm nhận bớt đau không khác biệt giữa 2 nhóm. Ở nhóm điều trị phối hợp, cần phải sử dụng catheter để thiết lập đường truyền tĩnh mạch.
Chi phí trung bình của điều trị kết hợp cao hơn so với nhóm điều trị đơn độc (1.54$ so với 0.84$). Tuy nhiên, do hiệu quả vượt trội mà phương pháp phối hợp mang lại, thì chi phí tăng thêm này thực chất không có ý nghĩa.
Hạn chế của nghiên cứu này ở chỗ: Sử dụng 2 thuốc truyền tĩnh mạch làm tăng chi phí điều trị và giới hạn số bệnh nhân có thể tiếp cận với phương pháp điều trị này. Ngoài ra, những bệnh nhân được điều trị bằng đường tĩnh mạch, sẽ có cảm giác được điều trị tốt hơn so với đường uống. Vì thế, sẽ rất khó để đánh giá chính xác hiệu ứng giả dược trong các trường hợp này.
Do đó, trong tương lai, cần có thêm những nghiên cứu đánh giá về hiệu quả giảm đau khi sử dụng metoclopramide và diphenhydramine bằng đường uống và có thể bao gồm nhóm bệnh nhân bị tăng huyết áp - vốn bị loại trừ khỏi nghiên cứu này.
BS. Phạm Thị Ngọc Bích
Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/844773
Từ khóa: METOCLOPRAMIDE, DIPHENHYDRAMINE
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phương pháp làm lạnh tử cung giúp giảm chảy máu trong sinh mổ - Ngày đăng: 03-06-2015
Hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu đến 3 năm sau khi mắc sởi - Ngày đăng: 25-05-2015
Các bé gái mắc rối loạn tự kỷ chịu nhiều tổn thương hơn các bé trai - Ngày đăng: 21-05-2015
Các bác sĩ đang chịu áp lực từ phía các bậc phụ huynh trong việc trì hoãn tiêm chủng cho trẻ - Ngày đăng: 19-05-2015
Ung thư buồng trứng làm gia tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác - Ngày đăng: 18-05-2015
Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần về sau - Ngày đăng: 09-05-2015
Nồng độ hormone giáp ở mức bình thường – cao trong lúc mang thai có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ thai nhi - Ngày đăng: 04-05-2015
Đa ối và kết cuộc xấu trong thai kỳ - Ngày đăng: 29-04-2015
Cha mẹ hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cho trẻ về sau - Ngày đăng: 28-04-2015
Liệu tiền sản giật có dẫn đến tự kỷ hoặc chậm phát triển? - Ngày đăng: 20-04-2015
Chất sát khuẩn ngăn ngừa tử vong cho trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 11-04-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK