Tin tức
on Wednesday 03-06-2015 10:42pm
Danh mục: Tin quốc tế
Băng huyết sau sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong mẹ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy: Phương pháp làm lạnh tử cung có thể giúp giảm nguy cơ băng huyết sau sinh trong quá trình sinh mổ. Theo tiến sĩ Janice Mitchell, thuộc trường Y Baylor ở Dallas, đây có thể là một biện pháp tốt để ngăn ngừa băng huyết sau sinh, đặc biệt trong bối cảnh đờ tử cung.
Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Mitchell đã được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ tổ chức năm 2015 và đã giành giải thưởng Donald F. Richardson.
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá xem liệu phương pháp làm lạnh tử cung sau khi đã sổ thai và sổ nhau, có giúp co hồi tử cung, từ đó làm giảm lượng máu mất sau sinh hay không. Nếu biện pháp này thật sự hiệu quả, thì việc sử dụng các thuốc tăng trương lực tử cung, các chế phẩm từ máu, cũng như thực hiện cắt tử cung cấp cứu sẽ được giảm xuống.
Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Mitchell đã được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ tổ chức năm 2015 và đã giành giải thưởng Donald F. Richardson.
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá xem liệu phương pháp làm lạnh tử cung sau khi đã sổ thai và sổ nhau, có giúp co hồi tử cung, từ đó làm giảm lượng máu mất sau sinh hay không. Nếu biện pháp này thật sự hiệu quả, thì việc sử dụng các thuốc tăng trương lực tử cung, các chế phẩm từ máu, cũng như thực hiện cắt tử cung cấp cứu sẽ được giảm xuống.
200 phụ nữ, hoặc đã được lên lịch mổ lấy thai, hoặc được chuyển sang mổ lấy thai khi nghiệm pháp lọt ngôi chẩm thất bại, được chọn vào nghiên cứu. Đối tượng loại trừ bao gồm những người không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc tử cung khó bộc lộ.
Một nửa những người này được làm lạnh tử cung ngay sau sinh, trong khi nửa còn lại được đưa vào nhóm chứng (không được làm lạnh tử cung).
Tiến hành phẫu thuật theo trình tự thông thường cho đến bước bộc lộ tử cung để có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung trong trường hợp cần thiết. Ngay sau khi sổ nhau, đội phẫu thuật sử dụng một bình hút mới. Tiêm bolus Pitocin 3mU, tiếp đó pha pitocin trong dung dịch nước muối sinh lý và truyền với tốc độ 125 cm3/giờ.
Còn ở nhóm làm lạnh, nhóm phẫu thuật viên bọc tử cung trong những miếng gạc phẫu thuật đã được làm lạnh bằng phương pháp vô trùng trước đó. Còn ở nhóm chứng, các phẫu thuật viên sử dụng những miếng gạc ấm.
Tùy theo kinh nghiệm, các phẫu thuật viên sau đó có thể cho thêm pitocin hoặc một loại thuốc có tác dụng co hồi tử cung khác. Và cuộc phẫu thuật được kết thúc theo cách thông thường.
Để tính toán lượng máu mất, các nhà nghiên cứu tiến hành cân đo tất cả những miếng gòn gạc, drape phẫu thuật cũng như lượng máu có trong bình hút sau khi đã trừ đi lượng dịch đã sử dụng. Lượng máu mất tiếp tục được theo dõi, đo lường cho đến khi bệnh nhân được chuyển sang phòng chăm sóc hậu sản.
Trước khi gỡ bỏ tấm gạc bọc tử cung, tiến hành ghi nhận thân nhiệt sản phụ. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về nhiệt độ cơ thể giữa hai nhóm. Tuy nhiên, sau khi gỡ bỏ tấm gạc, nhiệt độ thân tử cung bên nhóm được làm lạnh thấp hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm về lượng máu mất, nồng độ hemoglobin, hematocrit, lượng thuốc tăng trương lực được sử dụng, nguy cơ đặt bóng Bakri, sử dụng các chế phẩm từ máu, hay áp dụng các biện pháp can thiệp khác khi các bệnh nhân này nằm trong đơn vị hồi sức.
Tuy nhiên, lương máu mất trong suốt quá trình phẫu thuật ở nhóm được làm lạnh ít hơn đến 29% so với nhóm chứng. Ngoài ra, tỉ lệ bị băng huyết sau sinh ở nhóm được làm lạnh cũng thấp hơn hẳn (9% so với 21%; P<.02).
Bảng. Lượng máu mất theo từng giai đoạn của cuộc sinh mổ
THỜI ĐIỂM | Nhóm được làm lạnh, cm3 | Nhóm chứng, cm3 | Giá trị P |
Trong khi phẫu thuật | 418 | 616 | <.001 |
Ở đơn vị hồi sức | 106 | 141 | .18 |
Tổng cộng | 536 | 756 | <.001 |
Đây là lần đầu tiên phương pháp làm lạnh được áp dụng. Tuy đơn giản và không tốn kém, nhưng theo tiến sĩ Mitchell, kỹ thuật này cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa trước khi áp dụng trong lâm sàng. Đặc biệt, theo ý kiến của một khán giả trong buổi trình bày tại Hội nghị thường niên năm 2015: Có thể tiến hành so sánh hiệu quả làm lạnh giữa nhóm có tử cung được bộc lộ ra ngoài và nhóm có tử cung được giữ nguyên tại chỗ cũng như đánh giá biến chứng viêm nội mạc tử cung hậu sản (một biến chứng có liên quan đến nhiệt độ cơ thể).
BS. Phạm Thị Ngọc Bích
Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/844397#vp_2
Từ khóa: làm lạnh tử cung, sinh mổ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu đến 3 năm sau khi mắc sởi - Ngày đăng: 25-05-2015
Các bé gái mắc rối loạn tự kỷ chịu nhiều tổn thương hơn các bé trai - Ngày đăng: 21-05-2015
Các bác sĩ đang chịu áp lực từ phía các bậc phụ huynh trong việc trì hoãn tiêm chủng cho trẻ - Ngày đăng: 19-05-2015
Ung thư buồng trứng làm gia tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác - Ngày đăng: 18-05-2015
Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần về sau - Ngày đăng: 09-05-2015
Nồng độ hormone giáp ở mức bình thường – cao trong lúc mang thai có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ thai nhi - Ngày đăng: 04-05-2015
Đa ối và kết cuộc xấu trong thai kỳ - Ngày đăng: 29-04-2015
Cha mẹ hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cho trẻ về sau - Ngày đăng: 28-04-2015
Liệu tiền sản giật có dẫn đến tự kỷ hoặc chậm phát triển? - Ngày đăng: 20-04-2015
Chất sát khuẩn ngăn ngừa tử vong cho trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 11-04-2015
Xét nghiệm tìm DNA trong máu chính xác hơn các phương pháp chuẩn trong việc phát hiện hội chứng Down - Ngày đăng: 08-04-2015
Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ càng lâu sẽ càng thông minh khi trưởng thành - Ngày đăng: 01-04-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK