Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 18-05-2015 7:10pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
BS Phạm Thị Ngọc Bích

Theo một nghiên cứu mới đây, ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, một khi mắc ung thư buồng trứng, thì nguy cơ mắc một loại ung thư khác cũng gia tăng.

Dựa vào nguồn dữ liệu của National Cancer Institute's Surveillance, Epidemiology, and End Results, Tiến sĩ Giovanni Sisti (đại học Florence-Ý) cùng cộng sự tiến hành nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên các bệnh nhân có tiền căn bị ung thư buồng trứng và đã được chẩn đoán trước năm 19 tuổi, trong khoảng thời gian từ năm 1973 đến năm 2011.


Trong số 806 bệnh nhân, có 28 người (chiếm 3,47%) mắc một loại ung thư khác kèm theo sau khi đã được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Nghiên cứu này cho thấy nguy cơ bị các loại u đặc (tỉ số tần suất được chuẩn hóa (SIR) là 1,85) và các bệnh lý huyết học ác tính liên quan đến tế bào lympho ở nhóm này cao hơn hẳn so với dân số chung.

Trên một bài báo đăng tải ngày 25/03/2015 của tạp chí Journal of Pediatric & Adolescent Gynecology, tiến sĩ còn cho biết: ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, sau khi được chẩn đoán ung thư buồng trứng, tỷ lệ mắc u lympho bào (SIR 4,25) và bệnh bạch cầu cấp không liên quan đến lympho bào (SIR 19,65) cũng gia tăng.

Các loại ung thư có nguy cơ mắc cao nhất bao gồm ung thư vùng hầu họng, các loại u nội tiết và bệnh bạch cầu. Nguy cơ tuyệt đối mắc các bệnh lý huyết học ác tính liên quan đến tế bào lympho đặc biệt cao (4,55), nhất là u lymphom bào (2,46) và bệnh bạch cầu cấp không liên quan đến lympho bào (2,29).

Khả năng mắc các loại u đặc rất cao trong giai đoạn từ 2-11 tháng (SIR 17,13; p<0,05) và 5-9 năm (SIR 7,03; p<0,05) sau khi được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng. Trong khi đó, hầu như các trường hợp bị u lympho bào đều được chẩn đoán sau đó ít nhất là 10 năm.

Theo báo cáo của tác giả, nguy cơ mắc các loại u đặc thứ phát tăng gấp 2 lần, bệnh lý huyết học ác tính: 5 lần, bệnh bạch cầu cấp không liên quan đến lympho bào: 20 lần, u lympho bào: 4 lần, bệnh lý ác tính liên quan đến hệ nội tiết: 3 lần.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị u ác tính thứ phát, và có thể không do phương pháp điều trị ung thư trước đó gây ra. Tuy nhiên, các tác giả cho rằng có thể biện pháp hóa trị trước đó đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của một khối u nguyên phát thứ hai.

"Nghiên cứu này kéo dài hơn 40 năm," Tiến sĩ Jamie Bakkum-Gamez, thuộc Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota trả lời qua email với Reuters Health. Tiến sĩ nhấn mạnh đây chỉ là nghiên cứu hồi cứu và không có các dữ liệu để chứng minh giả thuyết của các tác giả về vai trò của hóa trị liệu đối với sự phát triển của khối u nguyên phát thứ hai.

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị một khối u khác sau khi được điều trị hóa trị. Đến tận cuối những năm 1970, chỉ có 1 trong 5 phụ nữ trẻ mắc ung thư buồng trứng có khả năng sống sót. Việc ứng dụng hóa trị liệu giúp gia tăng khả năng sống còn lên đến 90% và là phương thức lựa chọn trong nhiều thập kỷ nay.

Hiện nay, chỉ ít người cần phải làm hóa trị liệu, tuy nhiên trong số các hóa chất được sử dụng, có etoposide- một chất làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý huyết học ác tính. Những bệnh nhân này được theo dõi chặt chẽ theo hướng dẫn của các khuyến cáo.

Theo tiến sĩ Sisti, cần tăng cường sàng lọc đối với một số loại ung thư nguyên phát sau hóa trị, như u hệ nội tiết và u lympho bào. Đồng thời, nên bắt đầu tiến hành sàng lọc sớm, thậm chí là kéo dài đến nhiều năm sau đó. Ngoài ra, cần phải cá thể hóa việc điều trị bằng cách tìm hiểu các đặc điểm về di truyền/phân tử của bệnh nhân cũng như nắm được mối liên quan giữa gen với một số loại ung thư.
 
Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/842876
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK