Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 02-07-2015 5:33pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Theo kết quả một nghiên cứu vừa được công bố trực tuyến ngày 25 tháng 5 trên tạp chí Pediatrics, ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, xét nghiệm phân tích nước tiểu thường quy (PTNTTQ) có độ nhạy cao hơn các đánh giá trước đây trong việc xác định nhiễm trùng tiểu (NTT).

Theo hướng dẫn về NTT của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ năm 2011, trẻ được chẩn đoán NTT khi có một kết quả PTNTTQ bất thường kèm với kết quả cấy nước tiểu dương tính, tuy nhiên, những hướng dẫn này không bao gồm các trẻ nhũ nhi < 2 tháng. Trong khi đó, trẻ nhũ nhi nhỏ có kết quả PTNTTQ âm tính kèm kết quả cấy nước tiểu dương tính vẫn thường được xem là có NTT.

 Để mô tả tốt hơn độ chính xác của xét nghiệm PTNTTQ, Alan R. Schroeder, hiện đang làm việc tại khoa Nhi, trung tâm y khoa Santa Clara Valley, San Jose, California, cùng các cộng sự của mình đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang trên các trẻ nhũ nhi < 3 tháng bị nhiễm trùng tiểu đưa đến du khuẩn huyết (NTTDKH). Theo các tác giả, NTTDKH đại diện cho một mô hình lý tưởng để đánh giá độ nhạy của xét nghiệm phân tích nước tiểu, bởi lẽ nhiễm khuẩn cùng một tác nhân trong máu và nước tiểu ít có khả năng là ngoại nhiễm hoặc nhiễm trùng tiểu không triệu chứng, chính nhờ đó giảm đến mức tối thiểu các kết quả dương tính giả.

Các nhà nghiên cứu thu thập kết quả PTNTTQ và cấy nước tiểu từ các trẻ NTTDKH được điều trị tại 11 bệnh viện khác nhau. Độ nhạy của PTNTTQ được tính dựa trên số liệu từ 245 trẻ có ít nhất một kết quả phân tích nước tiểu và  ≥ 50.000 khúm vi khuẩn/mL trên kết quả cấy nước tiểu. Độ đặc hiệu được tính thông qua phân tích kết quả xét nghiệm PTNTTQ từ 115 trẻ nhũ nhi có kết quả cấy nước tiểu âm tính được chọn ngẫu nhiên.

Kết quả cho thấy:
·         Độ nhạy của leukocyte esterase (phát hiện sự hiện diện bạch cầu trong nước tiểu) là 97,6% (độ tin cậy 95%, 94,5%-99,2%)
·         Độ nhạy của tiểu bạch cầu (nhiều hơn ba bạch cầu trên quang trường 40) là 96% (độ tin cậy 95%; 92,5%-98,1%)
·         Chỉ có một trẻ NTTDKH (liên cầu nhóm B) có kết quả PTNTTQ hoàn toàn âm tính

·         Ở những trẻ có kết quả cấy nước tiểu âm tính, độ đặc hiệu của leukocyte esterase là 93,9% (độ tin cậy 95%; 87,9% - 97,5%), và tiểu mủ là 91,3% (độ tin cậy 95%; 84,6% - 95,6%)
Khi so sánh với các báo cáo trước đây về tỷ lệ nhiễm trùng tiểu không triệu chứng và tỷ lệ nhiễm trùng tiểu kèm sốt ở trẻ nhũ nhi, các tác giả cho rằng chính NTT không triệu chứng chịu trách nhiệm cho độ nhạy thấp của tiểu bạch cầu so với cấy nước tiểu. Thật vậy, kết quả từ nghiên cứu trên đã cho thấy độ nhạy của tiểu bạch cầu thay đổi từ 96% đến 99,5% (tùy thuộc vào định nghĩa tiểu bạch cầu), chứng tỏ thông số này thực sự hữu dụng trong chẩn đoán.

Ở những trẻ < 3 tháng có sốt, NTT là một trong những nhiễm khuẩn nghiêm trọng nhất. Một khi đã được chẩn đoán, bệnh nhi sẽ cần phải nhập viện để điều trị kháng sinh dài ngày và theo dõi bằng những xét nghiệm hình ảnh hệ niệu. Nghiên cứu trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định vai trò xét nghiệm PTNTTQ  ở trẻ nhũ nhi nghi ngờ NTT, từ đó giúp giảm thiểu không chỉ tác hại của bệnh mà còn giảm cả chi phí điều trị thường khá đắt đỏ.

(Nguồn:  www.medscape.com/viewarticle/845309?nlid=81846_2046&src=wnl_edit_medn_peds&uac=131105SK&spon=9)
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK