Tin tức
on Wednesday 03-06-2015 10:49pm
Danh mục: Tin quốc tế
Trong một nghiên cứu tiến hành trên 9000 phụ nữ Hoa Kỳ bị đái tháo đường thai kỳ, những trẻ sơ sinh có mẹ được điều trị bằng glyburide có nguy cơ nhập vào đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU) do hạ đường huyết và suy hô hấp cao hơn hẳn so với trẻ có mẹ được điều trị bằng insulin.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí JAMA nhi khoa vào ngày 30 tháng 3.
Theo tiến sĩ Wendy Camelo Castillo, thuộc trường Đại học Maryland, và tiến sĩ Michele Jonsson Funk, thuộc trường Đại học Bắc Carolina, Kết quả nghiên cứu cho thấy: cứ mỗi 1000 trường hợp thai phụ sử dụng glyburide, lại có khoảng 30 bé sinh ra phải nằm trong NICU, 14 bé có cân nặng khi sinh lớn hơn so với tuổi thai và 11 bé bị suy hô hấp phải điều trị tại NICU. Tuy vậy, vẫn cần phải có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.
Theo tiến sĩ Wendy Camelo Castillo, thuộc trường Đại học Maryland, và tiến sĩ Michele Jonsson Funk, thuộc trường Đại học Bắc Carolina, Kết quả nghiên cứu cho thấy: cứ mỗi 1000 trường hợp thai phụ sử dụng glyburide, lại có khoảng 30 bé sinh ra phải nằm trong NICU, 14 bé có cân nặng khi sinh lớn hơn so với tuổi thai và 11 bé bị suy hô hấp phải điều trị tại NICU. Tuy vậy, vẫn cần phải có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.
Do glyburide được sử dụng rộng rãi trong thai kỳ, nên việc khảo sát liên quan đến sự khác biệt về dự hậu thai kỳ giữa glyburide và insulin là một ưu tiên của y tế công cộng.
Như vậy, kết quả nghiên cứu mới nhất này đã dấy lên mối quan tâm về việc sử dụng glyburide để điều trị đái tháo đường thai kỳ và cần phải có nhiều nghiên cứu khác trước khi tiếp tục khuyến cáo sử dụng glyburide trong thai kỳ.
Tuy nhiên, một điểm quan trọng cần lưu ý, đó chính là: Có thể insulin không hẳn là một biện pháp điều trị hợp lý đối với tất cả phụ nữ mang thai (bị đái tháo đường thai kỳ không đáp ứng với chế độ ăn kiêng và tập thể dục) do chi phí tốn kém, khó bảo quản và sử dụng. Và ở những trường hợp này, các thuốc hạ đường huyết uống (như metformin hoặc glyburide) có thể là biện pháp điều trị thay thế thích hợp để kiểm soát đường huyết trong thai kỳ.
Liệu glyburide có an toàn đối với phụ nữ mang thai?
Có tới 7% đến 10% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ không đáp ứng với chế độ ăn kiêng và luyện tập, vì thế, cần phải điều trị bằng thuốc cho những đối tượng này.
Insulin là thuốc duy nhất được chấp thuận sử dụng để điều trị đái tháo đường thai kỳ bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cũng như Hội đái tháo đường Hoa Kỳ. Vào năm 2000, Langer và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu ngẫu nhiên trên 404 phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ được điều trị bằng glyburide hoặc insulin và ghi nhận không có sự khác biệt về khả năng kiểm soát đường huyết.
Những hướng dẫn mới từ Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ và Viện quốc gia Anh cho phép sử dụng glyburide để điều trị đái tháo đường thai kỳ. Trong một thập kỷ qua, tỉ lệ sử dụng thuốc này đã tăng lên. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc này trong thai kỳ.
Do đó, dựa vào nguồn dữ liệu của cơ quan bảo hiểm y tế. Các nhà nghiên cứu tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên những phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ và sử dụng insulin hoặc glyburide trong vòng 150 ngày trước sinh từ ngày 1/1/2000 đến 31/12/2011. Đối tượng loại trừ bao gồm: những người có tiền căn đái tháo đường type 1 hoặc type 2 trước đó và những người dưới 15 tuổi hoặc trên 45 tuổi.
Trong số 110.870 phụ nữ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, có 9173 (8.3%) được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết, trong đó: glyburide là 4982 người, insulin là 4191 người. Tuổi trung bình của những người này là 33.5 tuổi, và 7% người trong số họ đang dùng metformin. Thời gian điều trị bằng glyburide hoặc insulin kéo dài khoảng 50 ngày. Béo phì và tiền sản giật thường xảy ra ở những người sử dụng glyburide, trong khi tình trạng phải điều trị suy giáp hoặc vô sinh lại thường gặp ở những người được điều trị bằng insulin hơn.
Điều thú vị là, tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định dùng glyburide đã tăng từ 8.5% vào năm 2000 lên 64.4% vào năm 2011.
So với những trẻ có mẹ được dùng insulin, ở những trẻ có mẹ sử dụng glyburide, tỉ lệ nằm NICU cao hơn 41%, tỉ lệ hạ đường huyết cao hơn 40% và tỉ lệ bị suy hô hấp cao hơn 63%. Sản phụ được điều trị bằng insulin có tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn so với sản phụ được chỉ định dùng glyburide (52.5% so với 50.6%).
Dự hậu bất lợi ở trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng glyburide so với trẻ có mẹ được điều trị bằng insulin
Dự hậu | Glyburide (%) | Insulin (%) | RR (95% Cl)* |
Nhập khoa NICU | 10.2 | 7.2 | 1.41 (1.23-1.62) |
Suy hô hấp | 2.9 | 1.7 | 1.63 (1.23-2.15) |
Hạ đường huyết | 1.9 | 1.3 | 1.40 (1.00-1.95) |
Cân nặng lớn hơn tuổi thai | 4.7 | 3.2 | 1.43 (1.16-1.76) |
Liệu metformin có phải là một biện pháp điều trị thích hợp hơn?
Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là độ mạnh của bằng chứng nghiên cứu còn yếu. Do đây chỉ là một nghiên cứu quan sát phân tích nên có thể có các biến số gây nhiễu như đặc điểm dân số xã hội. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này tương đồng với các nghiên cứu nhỏ đã được thực hiện trước đó, vì thế, cần phải xem xét lại vai trò của glyburide trong thai kỳ và cần cân nhắc kỹ lợi hại nếu có sử dụng.
Và liệu metformin có phải là biện pháp điều trị tốt của đái tháo đường thai kỳ hay không, thì vẫn còn phải xem xét. Một số nghiên cứu quan sát và thử nghiệm lâm sàng cho thấy metformin hydrochloride tốt hơn glyburide. Tuy nhiên, vì cỡ mẫu của các nghiên cứu này còn ít và metformin có thể qua được nhau thai nên vai trò của metformin trong điều trị đái tháo đường thai kỳ vẫn còn bỏ ngỏ.
BS.Phạm Thị Ngọc Bích
Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/842412#vp_1
Từ khóa: GLYBURIDE, INSULIN
Các tin khác cùng chuyên mục:
METOCLOPRAMIDE và DIPHENHYDRAMINE giúp giảm đau đầu ở phụ nữ mang thai - Ngày đăng: 03-06-2015
Phương pháp làm lạnh tử cung giúp giảm chảy máu trong sinh mổ - Ngày đăng: 03-06-2015
Hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu đến 3 năm sau khi mắc sởi - Ngày đăng: 25-05-2015
Các bé gái mắc rối loạn tự kỷ chịu nhiều tổn thương hơn các bé trai - Ngày đăng: 21-05-2015
Các bác sĩ đang chịu áp lực từ phía các bậc phụ huynh trong việc trì hoãn tiêm chủng cho trẻ - Ngày đăng: 19-05-2015
Ung thư buồng trứng làm gia tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác - Ngày đăng: 18-05-2015
Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần về sau - Ngày đăng: 09-05-2015
Nồng độ hormone giáp ở mức bình thường – cao trong lúc mang thai có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ thai nhi - Ngày đăng: 04-05-2015
Đa ối và kết cuộc xấu trong thai kỳ - Ngày đăng: 29-04-2015
Cha mẹ hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cho trẻ về sau - Ngày đăng: 28-04-2015
Liệu tiền sản giật có dẫn đến tự kỷ hoặc chậm phát triển? - Ngày đăng: 20-04-2015
Chất sát khuẩn ngăn ngừa tử vong cho trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 11-04-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK