Tin tức
on Friday 26-06-2020 12:47pm
Danh mục: Tin quốc tế
Phạm Hoàng Huy – Chuyên viên phôi học IVFMD Phú Nhuận
Một trong những vấn đề quan tâm trong thực hành lâm sàng là khoảng thời gian tối ưu giữa chu kì chọc hút và chuyển phôi trữ (FET). Một số quan điểm cho rằng nên trì hoãn FET ít nhất một chu kì kinh nguyệt để giảm thiểu ảnh hưởng còn sót lại của thuốc kích thích buồng trứng đối với chức năng buồng trứng và nội mạc tử cung. Ngược lại, xu hướng FET ngay lập tức trong chu kì kinh nguyệt đầu tiên sau chọc hút được quan tâm vì điều này làm giảm thời gian điều trị và giảm căng thẳng cho bệnh nhân. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu so sánh kết cục lâm sàng giữa hai chiến lược chuyển phôi trữ này. Một nghiên cứu tổng quan và phân tích gộp được thực hiện tại Trung Quốc đã đánh giá ảnh hưởng của thời gian chờ FET sau chọc hút lên kết quả điều trị.
Nghiên cứu tổng hợp 12 đoàn hệ hồi cứu từ dữ liệu của PubMed, EMBASE và các trang web khoa học. Tổng cộng có 18.230 chu kì FET được đưa vào phân tích gộp. Các kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa trì hoãn FET và FET ngay lập tức trong tỉ lệ thai lâm sàng (RR 0,94; 0,87-1,03, I2 = 67.9%); tỉ lệ trẻ sinh sống (RR 0,94, 95% CI 0,85–1,03; I2 = 67,5%) và tỉ lệ sẩy thai (RR 1,05, 95% CI 0,87–1,26; I2 = 42,7%). Phân tích phân nhóm trên các chu kì trữ phôi toàn bộ cho thấy có sự giảm nhẹ kết quả thai lâm sàng ở nhóm trì hoãn FET (RR 0,93, 95% CI 0,86–1,00; I2 = 53,6%), nhưng không có sự khác biệt ở tỉ lệ trẻ sinh sống và tỉ lệ sẩy thai khi so sánh với nhóm FET ngay lập tức. Không có sự khác biệt thống kê khi hiệu chỉnh các phân nhóm khác theo phác đồ kích thích buồng trứng, loại trigger, phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung và tuổi phôi.
Tóm lại, thời gian từ chọc hút đến chu kì FET đầu tiên không ảnh hưởng đến kết quả thai lâm sàng, trẻ sinh sống và sẩy thai. Chuyển phôi trữ ngay lập tức trong chu kì kinh nguyệt đầu tiên có thể góp phần rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân.
Nguồn: Delayed versus immediate frozen embryo transfer after oocyte retrieval: a systematic review and meta-analysis. JARG, 2020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kích thích buồng trứng không ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi nguyên bội và tỷ lệ sinh sống: phân tích trên 12 298 phôi sinh thiết - Ngày đăng: 23-06-2020
Chuyển phôi đông lạnh trong chu kỳ tự nhiên làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống so với liệu pháp HORMONE thay thế ở phụ nữ trẻ - Ngày đăng: 23-06-2020
Béo phì và sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 23-06-2020
Nguồn gốc và cơ chế gây lệch bội ở phôi phân chia chất lượng tốt - Ngày đăng: 22-06-2020
Tối ưu hóa thời gian ở môi trường cân bằng trong thủy tinh hóa tinh trùng số lượng ít - Ngày đăng: 22-06-2020
Kết quả lâm sàng của phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN - Ngày đăng: 17-06-2020
Mối tương quan giữa chất lượng phôi và độ dày nội mạc tử cung đến tỉ lệ làm tổ ở chu kì IVF tự nhiên - Ngày đăng: 17-06-2020
Đánh giá kết quả lâm sàng và di truyền khi chuyển phôi từ hợp tử 0PN - Ngày đăng: 17-06-2020
Kết cục thai kỳ ở những bệnh nhân xin tinh trùng vì thất bại ICSI nhiều lần - Ngày đăng: 17-06-2020
Nghiên cứu cắt ngang về những yếu tố liên quan đến trầm cảm trước sinh ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam - Ngày đăng: 16-06-2020
MicroRNA trong môi trường nuôi cấy đã qua sử dụng và trong tinh trùng có liên quan đến chất lượng phôi và kết quả thai - Ngày đăng: 15-06-2020
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone trước ngày chuyển phôi trữ với tỉ lệ sinh sống - Ngày đăng: 15-06-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK