Tin tức
on Wednesday 17-06-2020 2:11pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Noãn được đánh giá là đã thụ tinh thành công khi có sự xuất hiện của 2 tiền nhân và 2 thể cực. Khoảng 20-30% noãn trưởng thành không có dấu hiệu của sự thụ tinh (không có 2 thể cực, 0PN) khi được đánh giá tại thời điểm thụ tinh (Feenan, 2006). Các nghiên cứu cho thấy hợp tử 0PN vẫn có khả năng phân chia tại giai đoạn ngày 2, tuy nhiên các phôi từ hợp tử này không được khuyến khích sử dụng. Dù vậy, đối với các bệnh nhân không có phôi từ hợp tử 2PN, nhiều trung tâm vẫn cân nhắc chuyển phôi từ hợp tử 0PN có hình thái bình thường. Một số báo cáo đã so sánh tỉ lệ làm tổ ở phôi ngày 3 từ hợp tử 0PN so với 2PN, kết quả cho thấy tỉ lệ làm tổ ở phôi từ hợp tử 0PN thấp hơn so với 2PN (Li, 2015), một số nghiên cứu khác đã báo cáo tỉ lệ trẻ sinh sống khi chuyển phôi từ hợp tử 0PN (Burney, 2008; Liet, 2015; Destouni, 2018). Hầu hết các nghiên cứu chỉ đánh giá phôi tại giai đoạn phôi ngày 3 và có rất ít nghiên cứu đánh giá đặc điểm di truyền ở phôi từ hợp tử 0PN. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kết quả lâm sàng ở phôi nang có nguồn gốc từ hợp tử 0PN sau IVF/ICSI và đặc điểm di truyền của phôi nang 0PN.
Đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 4 năm 2018 trên 78 phôi nang từ hợp tử 0PN (78 0PN/3310 phôi), trong đó có 27 phôi nang từ hợp tử 0PN đã được chuyển. Các đánh giá được chia thành 2 nhóm: phôi nang từ hợp tử 2PN và nhóm phôi nang từ hợp tử 0PN. PGT-A đã được thực hiện trên phôi nang 0PN và đánh giá kết quả lâm sàng của việc chuyển phôi nang 0PN trong trường hợp bệnh nhân không có phôi nang từ hợp tử 2PN.
Kết quả cho thấy:
- Tỉ lệ xuất hiện hợp tử 0PN tương ứng 2% (78/2210 phôi)
- Tỉ lệ làm tổ ở phôi nang 0PN là 48% (13/27), tỉ lệ thai diễn tiến là 50% và tỉ lệ trẻ sinh sống đạt 59%.
- Tỉ lệ phôi nguyên bội là 76,4% (13/17).
Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy tỉ lệ làm tổ ở phôi nang có nguồn gốc từ hợp tử 0PN là 48%, tỉ lệ trẻ sinh sống tương ứng 59%. Hơn 3/4 phôi nang 0PN (76,4%) là nguyên bội. Nghiên cứu cho thấy việc chuyển phôi nang từ hợp tử 0PN vẫn là một lựa chọn và nên được cân nhắc sử dụng khi bệnh nhân không có phôi từ hợp tử 2PN.
Nguồn: Maria Valeria Paz và cs., (2020). Blastocysts Derived From 0PN Oocytes: Genetic And Clinical Results, JBRA Assist Reprod. DOI: 10.5935/1518-0557.20190084
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết cục thai kỳ ở những bệnh nhân xin tinh trùng vì thất bại ICSI nhiều lần - Ngày đăng: 17-06-2020
Nghiên cứu cắt ngang về những yếu tố liên quan đến trầm cảm trước sinh ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam - Ngày đăng: 16-06-2020
MicroRNA trong môi trường nuôi cấy đã qua sử dụng và trong tinh trùng có liên quan đến chất lượng phôi và kết quả thai - Ngày đăng: 15-06-2020
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone trước ngày chuyển phôi trữ với tỉ lệ sinh sống - Ngày đăng: 15-06-2020
Thực hành Yoga, thiền tập và châm cứu có liên quan đến cải thiện sức khoẻ sinh sản nam giới - Ngày đăng: 19-06-2020
Đỉnh FSH tại thời điểm tiêm HCG có cải thiện kết cục IVF/ICSI hay không? - Ngày đăng: 15-06-2020
Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đến sự khởi phát xung LH ở pha nang noãn muộn ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 15-06-2020
Hội chứng tinh trùng không đầu ở nam giới vô sinh - Ngày đăng: 15-06-2020
Hướng dẫn về thai bám sẹo mổ lấy thai từ SMFM - Ngày đăng: 15-06-2020
Vai trò của siêu âm doppler trong dự đoán kết cục thai kỳ trong thai giới hạn tăng trưởng khởi phát muộn - Ngày đăng: 08-06-2020
Một nghiên cứu đoàn hệ đánh giá SARS-CoV-2 trong mẫu tinh dịch ở người - Ngày đăng: 08-06-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK