Tin tức
on Monday 08-06-2020 10:17am
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Tiểu My – BV Mỹ Đức
Thai giới hạn tăng trưởng khởi phát muộn có khả năng tăng nguy cơ các biến chứng, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Dù vậy, để xác định các trường hợp nguy cơ cao dự báo kết cục bất lợi ngay thời điểm chẩn đoán thai giới hạn tăng trưởng thật sự là một điều không dễ dàng.
Một nghiên cứu khảo sát mối tương quan giữa các chỉ số Dopper thai-nhau tại thời điểm chẩn đoán thai giới hạn tăng trưởng muộn và kết cục thai kỳ, cũng như đánh giá tính chính xác trong chẩn đoán của các chỉ số này vừa được công bố kết quả.
Đây là một nghiên cứu tiến cứu, thu thập dữ liệu từ những thai kỳ đơn thai được chẩn đoán giới hạn tăng trưởng (FGR) trong tử cung khởi phát muộn. Tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm: trọng lượng ước đoán của thai nhi (EFW) hoặc chu vi bụng (AC) bách phân vị (BPV) thứ 3, hoặc EFW hoặc AC < BPV 10 và tỉ số đập (PI) của động mạch rốn >BPV 95 hoặc tỉ số não rốn (CPR) < BPV5, chẩn đoán sau 32 tuần. Tại thời điểm chẩn đoán thai giới hạn tăng trưởng sẽ ghi nhận đầy đủ các chỉ số: EFW, PI động mạch tử cung, PI động mạch não giữa (MCA) PI, CPR và lưu lượng máu tĩnh mạch rốn bình thường theo chu vi bụng của thai (UVBF / AC). Các biến số Doppler được biểu thị dưới dạng Z ‐ score theo tuổi thai. Kết cục chu sinh bất lợi được định nghĩa là có ít nhất một trong các yếu tố: mổ lấy thai cấp cứu vì suy thai, điểm Apgar 5 phút <7, pH động mạch rốn <7.10 và trẻ sơ sinh nhập đơn vị chăm sóc đặc biệt. Sử dụng phép phân tích hồi quy logistic đánh giá độ mạnh của mối liên hệ giữa các chỉ số siêu âm khác nhau và kết cục bất lợi chu sinh tổng hợp, và phân tích đường cong ROC để xác định khả năng dự đoán chính xác của các chỉ số.
Tổng cộng có 243 trường hợp đơn thai được chẩn đoán FGR khởi phát muộn đã được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ có kết cục chu sinh bất lợi khoảng 32,5% (95% CI, 26,7- 38,8%) tổng số các trường hợp. Tỷ lệ mổ lấy thai cấp cứu vì suy thai, pH động mạch rốn <7.10 và trẻ sơ sinh nhập đơn vị chăm sóc đặc biệt lần lượt là 74,5%, 25,1% và 15,2%. Tuổi thai trung bình và cân nặng thai lúc sinh ở nhóm có kết cục bất lợi thấp hơn so với nhóm còn lại, dù tuổi mẹ, BMI, tình trạng hút thuốc lá và tỷ lệ rối loạn huyết áp tương đương nhau.
Khi so sánh tổng số các trường hợp mang thai có kết quả chu sinh bất lợi với nhóm còn lại cho thấy:
- Z ‐score PI của động mạch tử cung cao hơn (2,23 ± 1,34 so với 1,88 ± 0,89 P = 0,02)
- Z-score UVBF / AC thấp hơn (−1,93 ± 0,88 so với 0,89 ± 0,94, P 0,0001)
- MCA - PI thấp hơn (-1,56 ± 0,93 so với -1,22 ± 0,84, P = 0,004)
- CPR thấp hơn (-1,89 ± 1,12 so với -1,44 ± 1,02, P = 0,002)
- Phân tích hồi quy logistic đa biến, Z-score PI động mạch tử cung trung bình (P = 0,04), CPR (P = 0,002) và UVBF / AC (P = 0,001) tương quan độc lập với kết quả chu sinh bất lợi kết hợp.
- Z‐score UVBF / AC có diện tích dưới đường cong ROC (AUC) là 0,723 (95% CI, 0,64 - 0,80), chứng minh độ chính xác tốt hơn so với PI động mạch tử cung trung bình (AUC, 0,593; 95% CI, 0,50 - 0,69) và CPR (AUC, 0,615; 95% CI, 0,52 -0,71). Mô hình dự đoán đa yếu tố bao gồm PI động mạch não giữa, PI động mạch tử cung và UVBF / AC có AUC là 0,745 (95% CI, 0,66-0,83) trong dự đoán kết cục bất lợi.
Kết quả trên cho thấy CPR và PI động mạch tử cung được đánh giá tại thời điểm chẩn đoán có liên quan độc lập với kết cục chu sinh bất lợi ở thai kỳ FGR khởi phát muộn, tuy nhiên hiệu suất chẩn đoán thấp. UVBF / AC có độ chính xác cao hơn trong dự đoán kết cục chu sinh bất lợi, tuy nhiên ứng dụng trong thực hành lâm sàng như là một yếu tố độc lập để dự đoán cần phải nghiên cứu thêm.
Lược dịch từ: Role of Doppler ultrasound at time of diagnosis of late ‐ onset fetal growth restriction in predicting adverse perinatal outcome: prospective cohort study. Ultrasound in Obstetrics & Gynecology - Volume 55, Issue 6, Pages 793–798
Lược dịch từ: Role of Doppler ultrasound at time of diagnosis of late ‐ onset fetal growth restriction in predicting adverse perinatal outcome: prospective cohort study. Ultrasound in Obstetrics & Gynecology - Volume 55, Issue 6, Pages 793–798
Các tin khác cùng chuyên mục:
Một nghiên cứu đoàn hệ đánh giá SARS-CoV-2 trong mẫu tinh dịch ở người - Ngày đăng: 08-06-2020
Nguy cơ sinh non ở nhóm thai phụ ở tuổi thai 23 – 28 tuần có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn (≤25 mm) - Ngày đăng: 08-06-2020
So sánh tỉ lệ hình thành phôi nang từ kỹ thuật IVF cổ điển và ICSI - Ngày đăng: 08-06-2020
Lây nhiễm Virus papilloma (HPV) qua đường tình dục ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới ở mức độ nào? - Ngày đăng: 08-06-2020
Có phải trẻ em sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có kết quả học tập tiểu học kém hơn so với trẻ em được sinh ra từ thai tự nhiên? - Ngày đăng: 08-06-2020
BỔ SUNG GDF9 VÀ TẾ BÀO CUMULUS VÀO MÔI TRƯỜNG IVM GIÚP TĂNG KHẢ NĂNG SỐNG CỦA PHÔI NANG - Ngày đăng: 08-06-2020
Sử dụng chất chống oxy hóa có thể làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của Etoposide lên dna tinh trùng trong quá trình điều trị ung thư - Ngày đăng: 04-06-2020
So sánh hai phương pháp đo stress oxy hóa và mối quan hệ của hai phương pháp với phân mảnh dna tinh trùng và thông số tinh dịch - Ngày đăng: 04-06-2020
Tác dụng chống oxy hóa của Penicillamine với stress oxy hóa ở tinh trùng người - Ngày đăng: 04-06-2020
Có nên chỉ định thực hiện ICSI cho những bệnh nhân dị dạng tinh trùng? - Ngày đăng: 02-06-2020
Phân tích hình dạng tinh trùng người bằng điện thoại thông minh kết hợp với thuật toán học sâu - Ngày đăng: 02-06-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK