Tin tức
on Monday 15-06-2020 8:59am
Danh mục: Tin quốc tế
Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Progesterone là một hormone cần thiết cho sự phát triển của nội mạc tử cung, cho phép phôi làm tổ và thai phát triển trong tự nhiên cũng như giúp chuyển dạng nội mạc trong IVF. Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ progesterone trong khoảng thời gian chuyển phôi có vai trò quan trọng ở những bệnh nhân thực hiện chuyển phôi trữ trong chu kỳ sử dụng hormone thay thế. Số lượng nghiên cứu về tầm quan trọng của progesterone huyết thanh trong khoảng thời gian chuyển phôi ngày càng tăng. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò cũng như ngưỡng progesterone ở những bệnh nhân chuyển phôi trữ trong chu kỳ tự nhiên (NC-FET), vì vậy Sofia Gaggiotti-Marre và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá mối tương quan giữa nồng độ progesterone trước ngày chuyển phôi với tỉ lệ sinh sống.
Nghiên cứu hồi cứu từ tháng 1/2016 đến tháng 1/2019 trên 294 chu kỳ NC-FET. Những bệnh nhân tham gia nghiên cứu được đo nồng độ progesterone trong khoảng 8h-11h trước ngày chuyển phôi và được chia thành 2 nhóm theo nồng độ progesterone: (A) >10 ng/ml, (B) < 10 ng/ml. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Cân nặng (62,5 ± 9,9 với 58,1 ± 7,1; 95% CI [1,92 - 6,9]) và BMI (22,9 ± 3,6 với 21,6 ± 2,7; 95% CI [0,42 - 2,25]) của những bệnh nhân ở nhóm B cao hơn đáng kể so với nhóm A. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về số lượng phôi chuyển, chất lượng phôi và tỉ lệ thực hiện PGT-A trước FET. Tỉ lệ thai lâm sàng (48,6% so với 33%; RD 15,6%, 95% CI [4; 27]); tỉ lệ sinh sống (41,1% so với 25,7%; RD 15,4%, 95% CI [5; 26) ở nhóm A cao hơn đáng kể so với nhóm B. Không có sự khác biệt về tỉ lệ sẩy thai giữa 2 nhóm, tuy nhiên những bệnh nhân bị sẩy thai có cân nặng và BMI cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân không sẩy thai.
Nồng độ progesterone trung bình trước FET ở bệnh nhân nhìn thấy túi thai là 14 ± 6,8 ng/ml cao hơn so với không thấy túi thai là 12 ± 6,7 ng/ml (95% CI [0,39 - 3,53] và ở những bệnh nhân có trẻ sinh là 14,5 ± 7 ng/ml cao hơn những bệnh nhân không có trẻ sinh là 12 ± 6,6 ng/ml (95% CI [0,83 - 4,12]). Bệnh nhân có nồng độ progesterone cao vào trước ngày chuyển phôi trữ có tỉ lệ sinh sống (OR 1,05; 95% CI [1,02 - 1,09]) cao hơn đáng kể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan thuận giữa nồng độ progesterone vào ngày trước chuyển phôi và tỉ lệ sinh sống sau NC-FET. Theo kết quả này, thiết lập một ngưỡng nồng độ progesterone tối thiểu để tối đa hóa khả năng có thai là điều cần thiết. Từ đó, xác định nồng độ progesterone trước khi chuyển phôi trong chu kì NC-FET nên được khuyến khích thực hiện.
Nguồn: Low progesterone levels on the day before natural cycle frozen embryo transfer are negatively associated with live birth rates. Human Reproduction. 10.1093/humrep/deaa092 2020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thực hành Yoga, thiền tập và châm cứu có liên quan đến cải thiện sức khoẻ sinh sản nam giới - Ngày đăng: 19-06-2020
Đỉnh FSH tại thời điểm tiêm HCG có cải thiện kết cục IVF/ICSI hay không? - Ngày đăng: 15-06-2020
Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đến sự khởi phát xung LH ở pha nang noãn muộn ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 15-06-2020
Hội chứng tinh trùng không đầu ở nam giới vô sinh - Ngày đăng: 15-06-2020
Hướng dẫn về thai bám sẹo mổ lấy thai từ SMFM - Ngày đăng: 15-06-2020
Vai trò của siêu âm doppler trong dự đoán kết cục thai kỳ trong thai giới hạn tăng trưởng khởi phát muộn - Ngày đăng: 08-06-2020
Một nghiên cứu đoàn hệ đánh giá SARS-CoV-2 trong mẫu tinh dịch ở người - Ngày đăng: 08-06-2020
Nguy cơ sinh non ở nhóm thai phụ ở tuổi thai 23 – 28 tuần có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn (≤25 mm) - Ngày đăng: 08-06-2020
So sánh tỉ lệ hình thành phôi nang từ kỹ thuật IVF cổ điển và ICSI - Ngày đăng: 08-06-2020
Lây nhiễm Virus papilloma (HPV) qua đường tình dục ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới ở mức độ nào? - Ngày đăng: 08-06-2020
Có phải trẻ em sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có kết quả học tập tiểu học kém hơn so với trẻ em được sinh ra từ thai tự nhiên? - Ngày đăng: 08-06-2020
BỔ SUNG GDF9 VÀ TẾ BÀO CUMULUS VÀO MÔI TRƯỜNG IVM GIÚP TĂNG KHẢ NĂNG SỐNG CỦA PHÔI NANG - Ngày đăng: 08-06-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK