Tin tức
on Tuesday 23-06-2020 3:52pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Minh Anh_ IVFMD Tân Bình
Khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ giảm dần khi đến 35 tuổi. Theo Stenier và Jukic (2016) những phụ nữ lớn tuổi khả năng sinh sản giảm và tỷ lệ sẩy thai tăng cao. Ngoài ra, nghiên cứu khác của Franasiak và cộng sự (2014) cho rằng tỷ lệ phôi lệch bội tăng ở những phụ nữ trên 34 tuổi. Mục đích của quá trình kích thích buồng trứng (KTBT) nhằm thu được nhiều noãn từ đó có thể thụ tinh và phát triển thành những phôi có bộ NST bình thường. Tuy nhiên, quá trình KTBT có thể gây ra tình trạng quá kích buồng trứng (ovarian hyperstimulation syndrome - OHSS). Một số tác giả cho rằng, OHSS có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của noãn, tăng tỷ lệ lệch bội bằng cách tác động đến sự phân ly của NST trong quá trình giảm phân. Nhiều nghiên cứu khác cho rằng KTBT với liều gonadotrophin ngoại sinh cao có thể tăng tỷ lệ phôi lệch bội so với liều thấp. Cùng với đó, Valbuena và cộng sự (2001) cho rằng nồng độ E2 cao có thể gây độc cho phôi và giảm khả năng bám vào nội mạc tử cung. Vì vậy, xác định ảnh hưởng của gonadotropin ngoại sinh lên sự phát triển của phôi trong các chu kì KTBT là rất quan trọng nhằm lựa chọn phác đồ tốt nhất cho bệnh nhân. Do đó, nghiên cứu của Irani và cộng sự (2020) được tiến hành để xác định các yếu tố như thời gian KTBT, tổng liều gonadotropin, số lượng noãn chọc hút, nồng độ E2 và kích thước nang noãn vào ngày chọc hút liệu có ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi lệch bội hay không?
Đây là nghiên cứu hồi cứu trên 2230 chu kì IVF có thực hiện sàng lọc di truyền (PGT-A) từ năm 2013 đến năm 2017. Có 12298 phôi được phân tích bộ NST. Bệnh nhân được chia thành 5 nhóm: <35, 35-37, 38-40, 41-42, và >42 tuổi. Kết quả được so sánh giữa các nhóm bao gồm: thời gian KTBT (<10 ngày, 10-12 ngày, >13 ngày), tổng liều gonadotrophin (<4000, 4000-6000, >6000 IU), số lượng noãn chọc hút (<10, 10-19, > 20), nồng độ đỉnh E2 (<2000, 2000-3000, >3000 pg/mL), kích thước nang noãn lớn nhất vào ngày chọc hút (<20 và > 20).
Nghiên cứu thu được một số kết quả như sau:
- Trong cùng 1 nhóm tuổi, tỷ lệ phôi nguyên bội và tỷ lệ sinh sống tương đương nhau về tổng liều gonadotrophin, thời gian KTBT, số lượng noãn thu được, kích thước nang lớn nhất hoặc nồng độ E2.
- Nhóm trẻ nhất (<35 tuổi, n=3469 phôi), tỷ lệ phôi nguyên bội tương đương giữa các chu kì với tổng liều gonadotrophin khác nhau (55,6% ở nhóm <4000 IU; 52,9% ở nhóm 4000 – 6000 IU và 62,3% ở nhóm >6000 IU; P = 0,3), thời gian KTBT (54,4% ở nhóm <10 ngày; 55,2% nhóm 10–12 ngày và 60,9% ở nhóm >12 ngày; P = 0,2), số lượng noãn chọc hút (59,4% ở nhóm <10 noãn; 55,2% ở nhóm 10 – 19 noãn và 53,4% ở nhóm ≥20 noãn; P = 0,2), nồng độ E2 (55,7% ở nhóm E2 < 2000 pg/mL; 55,4% ở nhóm E2 2000 – 3000 pg/mL và 54,8% ở nhóm E2 > 3000 pg/mL; P = 0,9), kích thước nang noãn lớn nhất (55,6% ở nhóm có kích thước nang <20 mm và 55,1% ở nhóm có kích thước nang ≥20 mm; P = 0,8).
- Nhóm lớn tuổi nhất (>42 tuổi, n=1157 phôi) tỷ lệ nguyên bội là 8,7% ở nhóm tổng liều gonadotrophin <4000 IU và 5,1% ở nhóm >6000 IU (P = 0,3). 10,8% ở nhóm KTBT <10 ngày và 8,5% ở nhóm >12 ngày (P=0,3). 7,3% ở nhóm chọc hút được 10 noãn và 7,4% ở nhóm ≥ 20 noãn (P=0,4). 8,8% ở nhóm có nồng độ E2 <2000 pg/mL và 7,5% ở nhóm có nồng độ E2 > 3000 pg/ml (P=0,8). 8,2% ở nhóm có kích thước nang <20 mn và 8,9% ở nhóm ≥20 mm.
Nguồn: Irani, M và cs (2020). “No effect of ovarian stimulation and oocyte yield on euploidy and live birth rates: an analysis of 12 298 trophectoderm biopsies”. Human Reproduction/doi:10.1093/humrep/deaa028.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chuyển phôi đông lạnh trong chu kỳ tự nhiên làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống so với liệu pháp HORMONE thay thế ở phụ nữ trẻ - Ngày đăng: 23-06-2020
Béo phì và sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 23-06-2020
Nguồn gốc và cơ chế gây lệch bội ở phôi phân chia chất lượng tốt - Ngày đăng: 22-06-2020
Tối ưu hóa thời gian ở môi trường cân bằng trong thủy tinh hóa tinh trùng số lượng ít - Ngày đăng: 22-06-2020
Kết quả lâm sàng của phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN - Ngày đăng: 17-06-2020
Mối tương quan giữa chất lượng phôi và độ dày nội mạc tử cung đến tỉ lệ làm tổ ở chu kì IVF tự nhiên - Ngày đăng: 17-06-2020
Đánh giá kết quả lâm sàng và di truyền khi chuyển phôi từ hợp tử 0PN - Ngày đăng: 17-06-2020
Kết cục thai kỳ ở những bệnh nhân xin tinh trùng vì thất bại ICSI nhiều lần - Ngày đăng: 17-06-2020
Nghiên cứu cắt ngang về những yếu tố liên quan đến trầm cảm trước sinh ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam - Ngày đăng: 16-06-2020
MicroRNA trong môi trường nuôi cấy đã qua sử dụng và trong tinh trùng có liên quan đến chất lượng phôi và kết quả thai - Ngày đăng: 15-06-2020
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone trước ngày chuyển phôi trữ với tỉ lệ sinh sống - Ngày đăng: 15-06-2020
Thực hành Yoga, thiền tập và châm cứu có liên quan đến cải thiện sức khoẻ sinh sản nam giới - Ngày đăng: 19-06-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK