Tin tức
on Tuesday 28-04-2020 5:21pm
Danh mục: Tin quốc tế
Võ Minh Tuấn - IVFMD Tân Bình
Hiện nay, tiêu chuẩn để lựa chọn tinh trùng cho ICSI dựa vào hình thái của tinh trùng. Tinh trùng có hình dạng bình thường được cho là có liên quan với độ nguyên vẹn của DNA tinh trùng, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh nhận định này. Một số báo cáo cho rằng đối với những người bị vô sinh, mặc dù tinh trùng có hình dạng bình thường nhưng vẫn có chỉ số phân mảnh DNA cao (Avendano và cs, 2010, 2011). Ngoài ra, chỉ số DNA phân mảnh tinh trùng của những người đàn ông vô sinh có chỉ số tinh dịch đồ bình thường là 30% và 20% – 40% đối với chỉ số tinh dịch đồ bất thường. Tinh trùng có DNA phân mảnh vẫn có thể thụ tinh với noãn, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi trước và sau khi chuyển phôi. Vì vậy, những phương pháp giúp chọn lọc tinh trùng có tính toàn vẹn DNA cao đang được quan tâm. Một số nghiên cứu cho rằng việc kết hợp các kĩ thuật lọc rửa tinh trùng như swim-up, thang nồng độ (DGC) với kĩ thuật chọn lọc tinh trùng dựa trên đặc điểm sinh học phân tử của tinh trùng giúp chọn lọc được tinh trùng có DNA nguyên vẹn cao hơn so với thông thường. Kĩ thuật Zeta potential là kĩ thuật chọn lọc tinh trùng dựa trên điện thế màng của tinh trùng, những tinh trùng có điện thế màng cao là những tinh trùng trưởng thành và có tỉ lệ phân mảnh DNA thấp hơn. Mục đích của nghiên cứu này là so sánh khả năng cải thiện tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng khi chuẩn bị tinh trùng bằng kĩ thuật DGC/Zeta và kĩ thuật DGC thông thường.
Phương pháp: Tác giả tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên từ năm 2015 đến năm 2017 trên 205 cặp vợ chồng được chia ngẫu nhiên làm hai nhóm: nhóm sử dụng kĩ thuật DGC/Zeta (nhóm 1, n =103) và nhóm sử dụng kĩ thuật DGC (nhóm 2, n=102). Kết quả điều trị sẽ được theo dõi và tiến hành so sánh giữa hai nhóm.
Kết quả: Mặc dù không có sự khác biệt về tỉ lệ thụ tinh giữa 2 nhóm (64,75% ± 1,67 so với 58,88% ± 1,83, P=0,67), nhóm 1 cho thấy đã cải thiện được một số kết quả sau:
Phương pháp: Tác giả tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên từ năm 2015 đến năm 2017 trên 205 cặp vợ chồng được chia ngẫu nhiên làm hai nhóm: nhóm sử dụng kĩ thuật DGC/Zeta (nhóm 1, n =103) và nhóm sử dụng kĩ thuật DGC (nhóm 2, n=102). Kết quả điều trị sẽ được theo dõi và tiến hành so sánh giữa hai nhóm.
Kết quả: Mặc dù không có sự khác biệt về tỉ lệ thụ tinh giữa 2 nhóm (64,75% ± 1,67 so với 58,88% ± 1,83, P=0,67), nhóm 1 cho thấy đã cải thiện được một số kết quả sau:
- Chất lượng phôi ngày 3 của nhóm 1 cao hơn so với nhóm 2 (41,89% ± 2,01 so với 30,65% ± 3,51, P=0,04), ngoài ra chất lượng phôi nang cũng cho kết quả tốt hơn so với nhóm 2 (33,69% ± 1,22 so với 23,86% ± 1,51, P=0,049)
- Tỉ lệ thai sinh hóa và thai lâm sàng của nhóm 1 lần lượt là 42,47% và 35,03%, trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm 2 lần lượt là 21,10% và 20,43%.
Đây là nghiên cứu độc lập thứ hai cho thấy việc kết hợp kĩ thuật thang nồng độ với Zeta potential (DGC/Zeta) có thể thu được tinh trùng trưởng thành với DNA nguyên vẹn và loại bỏ tinh trùng có DNA phân mảnh cao, từ đó giúp cải thiện chất lượng phôi, tỉ lệ thai lâm sàng so với kĩ thuật DGC thông thường.
Nguồn: Karimi, N., Nasr-Esfahani, M. H., Tavalaee, M., Shahverdi, A., & Choobineh, H. (2020). DGC/Zeta as A New Strategy to Improve Clinical Outcome in Male Factor Infertility Patients following Intracytoplasmic Sperm Injection: A Randomized, Single-Blind, Clinical Trial. Cell Journal, 22(1), 55-59.
Nguồn: Karimi, N., Nasr-Esfahani, M. H., Tavalaee, M., Shahverdi, A., & Choobineh, H. (2020). DGC/Zeta as A New Strategy to Improve Clinical Outcome in Male Factor Infertility Patients following Intracytoplasmic Sperm Injection: A Randomized, Single-Blind, Clinical Trial. Cell Journal, 22(1), 55-59.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết quả lâm sàng của phôi nang có nguồn gốc từ noãn mang bất thường lưới nội chất trơn (SER) trong chu kì IVF/ICSI - Ngày đăng: 28-04-2020
Hiệu quả đông lạnh của TREHALOSE so với SUCROSE trong thủy tinh hóa tinh trùng - Ngày đăng: 28-04-2020
Tác động của phân mảnh DNA tinh trùng lên chất lượng phôi ở bệnh nhân đáp ứng bình thường - Ngày đăng: 22-05-2020
Hiệu quả của kháng sinh trong điều trị cặn ối - Ngày đăng: 26-04-2020
Sự co lại của phôi nang có liên quan chặt chẽ với lệch bội, giảm tỉ lệ làm tổ và sự phân chia chậm của phôi: một nghiên cứu time lapse - Ngày đăng: 26-04-2020
Đánh giá chiều dài kênh cổ tử cung trên thai kỳ song thai doạ sinh non - Ngày đăng: 26-04-2020
Ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ trong quá trình rã đông đến sự sống và chức năng tinh trùng - Ngày đăng: 26-04-2020
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp kết cục chu sinh ở thai kỳ có u mạch nhau - Ngày đăng: 26-04-2020
Tương quan giữa kích thước tinh hoàn và khả năng thu hồi tinh trùng ở vô tinh không do tắc - Ngày đăng: 26-04-2020
Mối liên hệ ẩn giấu giữa sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân và vô sinh không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 26-04-2020
Không có bằng chứng về SARS-CoV-2 trong tinh dịch của nam giới hồi phục sau khi mắc COVID-19 - Ngày đăng: 25-04-2020
Reactive oxygen species và khả năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 25-04-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK