Tin tức
on Sunday 26-04-2020 10:49pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Huỳnh Trọng Kha - IVFMD Tân Bình
Nguồn: Mansilla, M. A., Merino, O., Risopatrón, J., Isachenko, V., Isachenko, E., & Sánchez, R. (2015). High temperature is essential for preserved human sperm function during the devitrification process. Andrologia, 48(1), 111–113. doi:10.1111/and.12406
Trữ lạnh tinh trùng là một trong những kĩ thuật được sử dụng phổ biến để bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới. Và hiện nay có hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất là thủy tinh hóa và đông lạnh chậm. Ở thủy tinh hóa, tốc độ hạ nhiệt độ trong quá trình đông lạnh và rã đông rất quan trọng trong ảnh hưởng đến sự sống và chức năng tinh trùng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tốc độ hạ nhiệt độ nhanh ở 2000°C trong 1 phút sẽ đưa nước chuyển thẳng qua hình thành thể thủy tinh, hạn chế sự tổn thương tế bào (Fahy và cs, 1984). Do đó, chỉ một yếu tố nhỏ thay đổi trong quá trình đông lạnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả trữ rã tinh trùng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều dữ liệu củng cố quy trình, cũng như vai trò của quá trình đông lạnh, nhưng ở quá trình rã đông vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong nghiên cứu của Mansilla và cộng sự (2015), tác giả thực hiện với mục tiêu đánh giá sự ảnh hưởng của tốc độ rã đông đến sự sống và chức năng tinh trùng.
Nghiên cứu tiến hành trên các tình nguyện viên ≥ 18 tuổi và chia thành 6 nhóm: (i) đặt môi trường chứa tinh trùng (GBd) sau đông lạnh ra khỏi ni-tơ ở 38°C trong 5 giây (nhóm đối chứng); (ii) GBd ở 40°C trong 5 giây; (iii) GBd ở 42°C trong 5 giây; (iv) GBd ở 38°C trong 10 giây; (v) GBd ở 40°C trong 10 giây; và (vi) GBd ở 42°C trong 10 giây. Mẫu sau khi thu nhận sẽ để ở 37°C trong 30-60 phút đến khi hóa lỏng. Sau đó, tiến hành lọc rửa bằng phương pháp bơi lên (swim – up) và đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa. Cuối cùng, đánh giá khả năng di chuyển của tinh trùng bằng máy CASA và chức năng của màng tinh trùng bằng thử nghiệm HOST.
Kết quả thu được như sau:
- Tinh trùng có chức năng màng nguyên vẹn qua thử nghiệm HOST ở nhóm (iii) 42°C trong 5 giây chiếm tỷ lệ cao nhất (76.3± 2.0%) (P<0.001). Trong khi đó, ở nhóm 38°C cho tỷ lệ màng nguyên vẹn thấp nhất và ở 10 giây, 5 giây lần lượt là 67%, 12% (P<0.001).
- Khả năng di động của tinh trùng ở các nhóm 38°C, 40°C, 42°C lần lượt là 26.4 ± 8.4%; 56.6± 16.3%; 65.4 ± 15% (P<0.05).
Từ nghiên cứu cho thấy, sau khi lấy GBd ra khỏi nitơ và giữ nó ở 42°C trong 5 giây thì đạt hiệu quả cao trong khả năng di chuyển và bảo toàn sự nguyên vẹn màng tinh trùng. Điều này cho thấy, nhiệt độ và thời gian của quá trình rã đông cũng ảnh hưởng lớn đến sự sống và chức năng tinh trùng sau rã.
Nghiên cứu tiến hành trên các tình nguyện viên ≥ 18 tuổi và chia thành 6 nhóm: (i) đặt môi trường chứa tinh trùng (GBd) sau đông lạnh ra khỏi ni-tơ ở 38°C trong 5 giây (nhóm đối chứng); (ii) GBd ở 40°C trong 5 giây; (iii) GBd ở 42°C trong 5 giây; (iv) GBd ở 38°C trong 10 giây; (v) GBd ở 40°C trong 10 giây; và (vi) GBd ở 42°C trong 10 giây. Mẫu sau khi thu nhận sẽ để ở 37°C trong 30-60 phút đến khi hóa lỏng. Sau đó, tiến hành lọc rửa bằng phương pháp bơi lên (swim – up) và đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa. Cuối cùng, đánh giá khả năng di chuyển của tinh trùng bằng máy CASA và chức năng của màng tinh trùng bằng thử nghiệm HOST.
Kết quả thu được như sau:
- Tinh trùng có chức năng màng nguyên vẹn qua thử nghiệm HOST ở nhóm (iii) 42°C trong 5 giây chiếm tỷ lệ cao nhất (76.3± 2.0%) (P<0.001). Trong khi đó, ở nhóm 38°C cho tỷ lệ màng nguyên vẹn thấp nhất và ở 10 giây, 5 giây lần lượt là 67%, 12% (P<0.001).
- Khả năng di động của tinh trùng ở các nhóm 38°C, 40°C, 42°C lần lượt là 26.4 ± 8.4%; 56.6± 16.3%; 65.4 ± 15% (P<0.05).
Từ nghiên cứu cho thấy, sau khi lấy GBd ra khỏi nitơ và giữ nó ở 42°C trong 5 giây thì đạt hiệu quả cao trong khả năng di chuyển và bảo toàn sự nguyên vẹn màng tinh trùng. Điều này cho thấy, nhiệt độ và thời gian của quá trình rã đông cũng ảnh hưởng lớn đến sự sống và chức năng tinh trùng sau rã.
Nguồn: Mansilla, M. A., Merino, O., Risopatrón, J., Isachenko, V., Isachenko, E., & Sánchez, R. (2015). High temperature is essential for preserved human sperm function during the devitrification process. Andrologia, 48(1), 111–113. doi:10.1111/and.12406
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp kết cục chu sinh ở thai kỳ có u mạch nhau - Ngày đăng: 26-04-2020
Tương quan giữa kích thước tinh hoàn và khả năng thu hồi tinh trùng ở vô tinh không do tắc - Ngày đăng: 26-04-2020
Mối liên hệ ẩn giấu giữa sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân và vô sinh không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 26-04-2020
Không có bằng chứng về SARS-CoV-2 trong tinh dịch của nam giới hồi phục sau khi mắc COVID-19 - Ngày đăng: 25-04-2020
Reactive oxygen species và khả năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 25-04-2020
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM TĂNG KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CREATINE KINASE CỦA PENTOXIFYLLINE - Ngày đăng: 25-04-2020
Hiệu quả lâm sàng khi thay đổi thời gian phôi ở môi trường cân bằng trong thủy tinh hóa - Ngày đăng: 25-04-2020
KẾT QUẢ THAI SAU BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG Ở NHÓM PHỤ NỮ TRẺ TUÔI GIẢM DỰ TRỮ BUỒNG TRỨNG - Ngày đăng: 25-04-2020
EXOSOME: DẤU ẤN SINH HỌC MỚI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH LÝ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - Ngày đăng: 25-04-2020
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ hay không? Một nghiên cứu cấp quốc gia tại Thuỵ Điển - Ngày đăng: 25-04-2020
Ảnh hưởng của nhiễm SARS-CoV-2 đối với chức năng tuyến sinh dục nam: Một nghiên cứu đơn trung tâm - Ngày đăng: 25-04-2020
PGT-A trên bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém có ít noãn: Có thật sự cần thiết? - Ngày đăng: 25-04-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK