Tin tức
on Saturday 25-04-2020 10:54pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFAS
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) ngày càng phát triển và đã có những bước tiến vượt bậc giúp nhiều cặp vợ chồng có thể thực hiện được ước mơ làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, các ảnh hưởng bất lợi từ kỹ thuật vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu cập nhật. Nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuật ART có liên quan đến những bất lợi như sinh non, trẻ nhẹ cân, và các biến chứng thai kỳ khác ở người mẹ. Những trẻ sinh ra từ chu kỳ chuyển phôi trữ đông được cho là giảm được một số biến chứng như trẻ nhẹ cân hoặc sinh non. Tuy nhiên, hầu hết nghiên cứu đều đánh giá tới kết quả chu sinh, số nghiên cứu đánh giá sức khoẻ trẻ sau khi sinh và giai đoạn trưởng thành còn rất ít. Cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá và mối liên quan này.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ tử vong của trẻ giai đoạn nhũ nhi (<1 tuổi) và giai đoạn trẻ con (1-18 tuổi) ở nhóm sinh đơn (1 bé) giữa trẻ sinh ra tự nhiên và trẻ sinh ra từ phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Đây là nghiên cứu tiến cứu cấp quốc gia được thực hiện tại Thuỵ Điển từ 1983 đến 2012. Tất cả những trẻ sinh đơn từ năm 1983 đến 2012 tại Thuỵ Điển (N=2.847.108) trong đó có 43.506 trẻ sinh ra từ các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ICSI/IVF/khác). Kết cục chính là tỉ lệ tử vong ở trẻ giai đoạn nhũ nhi (<1 tuổi) và giai đoạn trẻ con (1-18 tuổi).
Ở nhóm thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tỉ lệ trẻ tử vong giai đoạn nhũ nhi cao hơn so với nhóm sinh tự nhiên (tỉ số nguy cơ (HR) hiệu chỉnh 1,45; 95% CI 1,19-1,77), đặc biệt sau chuyển phôi trữ đông (HR hiệu chỉnh 2,30; 95% CI 1,46-3,64). Giai đoạn chết não sớm (tuần đầu tiên sau sinh) tăng cao nếu chuyển phôi nang (HR hiệu chỉnh 2,40; 95% CI 1,05-5,48). Khi trẻ lớn hơn (1-18 tuổi) thì không gia tăng tỉ lệ tử vong. Tuy nhiên, cần lưu tâm rằng những phụ nữ hiếm muộn phần lớn có vấn đề về sức khoẻ (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, nội tiết tố,…) và tuổi cao cũng dẫn đến vô sinh, do đó yếu tố người vợ có thể liên quan đến nguy cơ tử vong ở trẻ. Ngoài ra, các yếu tố khác như chất lượng cuộc sống của bố mẹ và bệnh viện điều trị cũng có thể liên quan đến tỉ lệ tử vong.
Như vậy, nhóm trẻ sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản gia tăng tỉ lệ tử vong từ lúc sinh ra đến giai đoạn 1 tuổi, tử vong giai đoạn 1 tuần sau sinh và gia tăng ở các thai kỳ sau chuyển phôi trữ đông. Cần thêm những nghiên cứu đánh giá những nguy cơ trong kỹ thuật ART lên sức khoẻ của trẻ và nhóm thai phụ cần quan tâm và chăm sóc kỹ trẻ hơn ở giai đoạn nhũ nhi (<1 tuổi).
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) ngày càng phát triển và đã có những bước tiến vượt bậc giúp nhiều cặp vợ chồng có thể thực hiện được ước mơ làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, các ảnh hưởng bất lợi từ kỹ thuật vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu cập nhật. Nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuật ART có liên quan đến những bất lợi như sinh non, trẻ nhẹ cân, và các biến chứng thai kỳ khác ở người mẹ. Những trẻ sinh ra từ chu kỳ chuyển phôi trữ đông được cho là giảm được một số biến chứng như trẻ nhẹ cân hoặc sinh non. Tuy nhiên, hầu hết nghiên cứu đều đánh giá tới kết quả chu sinh, số nghiên cứu đánh giá sức khoẻ trẻ sau khi sinh và giai đoạn trưởng thành còn rất ít. Cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá và mối liên quan này.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ tử vong của trẻ giai đoạn nhũ nhi (<1 tuổi) và giai đoạn trẻ con (1-18 tuổi) ở nhóm sinh đơn (1 bé) giữa trẻ sinh ra tự nhiên và trẻ sinh ra từ phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Đây là nghiên cứu tiến cứu cấp quốc gia được thực hiện tại Thuỵ Điển từ 1983 đến 2012. Tất cả những trẻ sinh đơn từ năm 1983 đến 2012 tại Thuỵ Điển (N=2.847.108) trong đó có 43.506 trẻ sinh ra từ các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ICSI/IVF/khác). Kết cục chính là tỉ lệ tử vong ở trẻ giai đoạn nhũ nhi (<1 tuổi) và giai đoạn trẻ con (1-18 tuổi).
Ở nhóm thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tỉ lệ trẻ tử vong giai đoạn nhũ nhi cao hơn so với nhóm sinh tự nhiên (tỉ số nguy cơ (HR) hiệu chỉnh 1,45; 95% CI 1,19-1,77), đặc biệt sau chuyển phôi trữ đông (HR hiệu chỉnh 2,30; 95% CI 1,46-3,64). Giai đoạn chết não sớm (tuần đầu tiên sau sinh) tăng cao nếu chuyển phôi nang (HR hiệu chỉnh 2,40; 95% CI 1,05-5,48). Khi trẻ lớn hơn (1-18 tuổi) thì không gia tăng tỉ lệ tử vong. Tuy nhiên, cần lưu tâm rằng những phụ nữ hiếm muộn phần lớn có vấn đề về sức khoẻ (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, nội tiết tố,…) và tuổi cao cũng dẫn đến vô sinh, do đó yếu tố người vợ có thể liên quan đến nguy cơ tử vong ở trẻ. Ngoài ra, các yếu tố khác như chất lượng cuộc sống của bố mẹ và bệnh viện điều trị cũng có thể liên quan đến tỉ lệ tử vong.
Như vậy, nhóm trẻ sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản gia tăng tỉ lệ tử vong từ lúc sinh ra đến giai đoạn 1 tuổi, tử vong giai đoạn 1 tuần sau sinh và gia tăng ở các thai kỳ sau chuyển phôi trữ đông. Cần thêm những nghiên cứu đánh giá những nguy cơ trong kỹ thuật ART lên sức khoẻ của trẻ và nhóm thai phụ cần quan tâm và chăm sóc kỹ trẻ hơn ở giai đoạn nhũ nhi (<1 tuổi).
Nguồn: Rodriguez-Wallberg, K.A., Lundberg, F.E., Ekberg, S., Johansson, A.L.V., Ludvigsson, J.F., Almqvist, C., Cnattingius, S., Iliadou, A.N. Mortality from infancy to adolescence in singleton children conceived from assisted reproductive techniques versus naturally conceived singletons in Sweden. Fertil Steril. 2020;113(3):524-532.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của nhiễm SARS-CoV-2 đối với chức năng tuyến sinh dục nam: Một nghiên cứu đơn trung tâm - Ngày đăng: 25-04-2020
PGT-A trên bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém có ít noãn: Có thật sự cần thiết? - Ngày đăng: 25-04-2020
Ảnh hưởng của tỉ lệ hình thái tinh trùng bình thường đến kết quả lâm sàng và trẻ sơ sinh trong chu kì IVF - Ngày đăng: 23-04-2020
Thực hiện kỹ thuật icsi trong vòng 4 giờ sau khi tách noãn có thể cải thiện kết quả lâm sàng - Ngày đăng: 23-04-2020
Mối tương quan giữa thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ và chất lượng tinh dịch ở nam giới - Ngày đăng: 23-04-2020
Việc sinh con có làm cải thiện sức khoẻ tinh thần của những phụ nữ không có con tự nhiên hay không? - Ngày đăng: 20-04-2020
Ảnh hưởng của hoạt hóa noãn nhân tạo bằng Canxi Ionophore trong phân ly nhiễm sắc thể ở giảm phân II của noãn - Ngày đăng: 20-04-2020
So sánh tỷ lệ thụ tinh giữa điều trị ICSI và IVF cổ điển trong nhóm bệnh nhân lớn tuổi và vô sinh do yếu tố tinh trùng - Ngày đăng: 20-04-2020
Hiệu quả của Pentoxifylline trong tăng khả năng di động của tinh trùng - Ngày đăng: 20-04-2020
Kết quả thai sau chuyển phôi trữ có áp dụng hỗ trợ thoát màng bằng laser - Ngày đăng: 18-04-2020
Vai trò tiên lượng của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội (PGT-A) ở các trường hợp có chỉ định y khoa về bảo tồn khả năng sinh sản - Ngày đăng: 18-04-2020
Mối liên quan của các thể đa hình di truyền trên miRNA với nguy cơ thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 18-04-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK