Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 23-04-2020 5:28pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương

Kết quả ICSI được xem là có liên quan đến thời gian chọc hút noãn sau khi sử dụng hCG, khoảng thời gian tách noãn đến thời điểm ICSI. Hiện tại, đa số các quan điểm đều chấp nhận rằng noãn sau chọc hút nên được cấy một khoảng thời gian để noãn có đủ thời gian trưởng thành tế bào chất, điều này giúp tăng tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ thai (Mizuno, 2019). Thời gian tối ưu từ khi tách noãn đến ICSI có thể khác nhau giữa các trung tâm hỗ trợ sinh sản và linh động tùy theo công việc tại từng trung tâm. Một số nghiên cứu cho rằng việc kéo dài thời gian cấy noãn sau chọc hút có thể gây ra apoptosis noãn, giảm tỉ lệ thụ tinh do đó tách noãn có thể được thực hiện sau khi chọc hút (Qiao, 2008; Patrat, 2012; Zhu, 2015). Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm lựa chọn khoảng thời gian tối ưu cho chọc hút (OPU), tách noãn (DN) và ICSI, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề chưa rõ ràng và còn nhiều quan điểm. Zhang và cộng sự thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các khoảng thời gian từ lúc sử dụng hCG đến OPU, DN và ICSI đến kết quả ICSI.

Đây là một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 10-2016 đến tháng 9-2018 trên 3602 chu kì ICSI. Khoảng thời gian được chia như sau: T1 - khoảng thời gian sử dụng hCG đến chọc hút (OPU), T2- OPU đến tách (DN), T3 - DN đến ICSI, T4 - hCG đến DN, T5 - OPU đến ICSI và T6 - hCG - ICSI. Trong đó, T3 (DN-ICSI) được chia thành các mốc thời gian 0–1 giờ, 1–2 giờ, 2–3 giờ, 3–4 giờ, 4–5 giờ và > 5 giờ.

Kết quả cho thấy T3 (DN-ICSI), T5 (OPU-ICSI) và T6 (hCG-ICSI) có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ thụ tinh (P<0,001), riêng T3 có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ thai lâm sàng (P=0,037). Ngược lại, T1,T2 và T4 không tương quan đến tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ thai lâm sàng. Bên cạnh đó, khoảng thời gian DN-ICSI trong vòng 5 giờ cho thấy tăng tỉ lệ thụ tinh và giảm dần tỉ lệ thụ tinh khi khoảng thời gian DN-ICSI >5 giờ. Tỉ lệ thai lâm sàng thấp hơn đáng kể khi khoảng thời gian DN-ICSI từ 4-5 giờ (P<0,05) so với DN-ICSI <1 giờ và cao hơn đáng kể khi so sánh khoảng thời gian DN-ICSI < 4 giờ so với > 4 giờ (P<0,05).

Như vậy, khoảng thời gian DN-ICSI có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả lâm sàng, cụ thể là tỉ lệ thai lâm sàng. Từ các kết quả của nghiên cứu, tác giả cho rằng khoảng thời gian tối ưu để thực hiện ICSI là trong vòng 4 giờ kể từ lúc tách noãn và có thể sử dụng khoảng thời gian DN-ICSI này để dự đoán kết quả lâm sàng trong các chu kì ICSI.
 
Nguồn: Yini Zhang và cs (2020). Performing ICSI within 4 hours after denudation optimizes clinical outcomes in ICSI cycles, Reproductive Biology and Endocrinology. DOI: 10.1186/s12958-020-00587-y
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK