Tin tức
on Saturday 25-04-2020 11:58pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Ngô Ngọc Phương Thùy - IVFAS
SARS-CoV-2, một loại coronavirus mới được báo cáo vào cuối tháng 12 năm 2019 tại Wuhan, China, đã lan rộng trên toàn thế giới với hơn 1.000.000 trường hợp nhiễm coronavirus 2019 (COVID-19). Những phát triển về virus phân tử và miễn dịch học của SARS-CoV-2 đã giúp chúng ta hiểu biết hơn về cách phòng ngừa, quản lý và các ảnh hưởng về lâu dài. Mặc dù việc lây truyền virus xảy ra chủ yếu qua những giọt bắn đường hô hấp, SARS-CoV-2 đã được phân lập trong mẫu máu và phân của bệnh nhân nhiễm COVID-19, điều này đã đặt ra những câu hỏi về phương thức lây truyền của virus qua dịch tiết cơ thể khác, bao gồm cả tinh dịch. Tương tự SARS-CoV 2002, sự xâm nhập vào tế bào đích của SARS-CoV-2 thông qua trung gian bởi sự tương tác giữa các protein gai (spike - S) và thụ thể angiotensin-converting enzyme 2 (ACE-2). ACE2 biểu hiện ở nhiều hệ thống cơ quan như tế bào phế nang loại II của phổi, ruột, tim, thận và tinh hoàn. Transmembrane Serine Protease 2 (TMPRSS2) làm cho protein gai được xử lý, làm tăng sự xâm nhập virus thông qua thụ thể ACE-2. Đặc biệt, sự biểu hiện TMPRSS2 được xác định trong các tế bào biểu mô tuyến tiền liệt, với biểu hiện bất thường liên quan đến nguyên nhân khối u. Đường sinh dục nam và tinh hoàn có thể bị ảnh hưởng sau khi bị một số bệnh nhiễm trùng (ví dụ: quai bị). Tuy nhiên, một số loại virus có thể vượt qua hàng rào máu tinh hoàn, xâm nhập vào các tế bào của đường sinh sản nam và dẫn đến phản ứng miễn dịch trong tinh hoàn. Nhưng bằng chứng liên quan đến sự xâm nhập của virus vào các tế bào của đường sinh sản nam sau khi nhiễm SARS-CoV-2 vẫn chưa được hiểu rõ. Mục tiêu của nghiên cứu này là (1) mô tả phát hiện SARS-CoV-2 trong tinh dịch của bệnh nhân hồi phục sau khi mắc COVID-19 và (2) xác định biểu hiện của ACE2 và TMPRSS2 trong tinh hoàn người, từ đó cung cấp những hiểu biết cơ bản về sự xâm nhập của virus và tác động đến chức năng sinh sản của nam giới.
Nghiên cứu được thực hiện với 34 nam giới Trung Quốc trưởng thành được chẩn đoán mắc COVID-19 thông qua qRT-PCR từ mẫu bệnh phẩm họng.
Phương pháp: Định tính SARS-CoV-2 trong từng mẫu tinh dịch nhờ qRT-PCR. Không đánh giá chất lượng tinh trùng. Những biểu hiện của ACE2 và TMPRSS2 trong tinh hoàn được đánh giá thông qua các dữ liệu phiên mã đơn bào đã được công bố trước đây.
Kết quả: Sáu bệnh nhân (19%) có biểu hiện khó chịu ở bìu liên quan đến viêm trong khoảng thời gian xác nhận mắc COVID-19. SARS-CoV-2 không được phát hiện trong tinh dịch sau trung bình 31 ngày (IQR: 29-36 ngày) từ khi có chẩn đoán mắc COVID-19. Phân tích phiên mã đơn bào cho thấy sự biểu hiện thưa thớt của ACE2 và TMPRSS2, hầu như không có biểu hiện gen chồng chéo.
Kết luận: SARS-CoV-2 không được phát hiện trong tinh dịch của bệnh nhân hồi phục sau khi mắc COVID19 một tháng. Sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 qua trung gian ACE2 vào các tế bào chủ đích không có khả năng xảy ra trong tinh hoàn người dựa trên biểu hiện của ACE2 và TMPRSS2.
Nguồn: Pan F, Xiao X, Guo J, Song Y, Li H, Patel DP, Spivak AM, Alukal J,P, Zhang X, Xiong C, Li PS, Hotaling JM. (2020). No evidence of SARS-CoV-2 in semen of males recovering from COVID-19. Fertility and Sterility.
SARS-CoV-2, một loại coronavirus mới được báo cáo vào cuối tháng 12 năm 2019 tại Wuhan, China, đã lan rộng trên toàn thế giới với hơn 1.000.000 trường hợp nhiễm coronavirus 2019 (COVID-19). Những phát triển về virus phân tử và miễn dịch học của SARS-CoV-2 đã giúp chúng ta hiểu biết hơn về cách phòng ngừa, quản lý và các ảnh hưởng về lâu dài. Mặc dù việc lây truyền virus xảy ra chủ yếu qua những giọt bắn đường hô hấp, SARS-CoV-2 đã được phân lập trong mẫu máu và phân của bệnh nhân nhiễm COVID-19, điều này đã đặt ra những câu hỏi về phương thức lây truyền của virus qua dịch tiết cơ thể khác, bao gồm cả tinh dịch. Tương tự SARS-CoV 2002, sự xâm nhập vào tế bào đích của SARS-CoV-2 thông qua trung gian bởi sự tương tác giữa các protein gai (spike - S) và thụ thể angiotensin-converting enzyme 2 (ACE-2). ACE2 biểu hiện ở nhiều hệ thống cơ quan như tế bào phế nang loại II của phổi, ruột, tim, thận và tinh hoàn. Transmembrane Serine Protease 2 (TMPRSS2) làm cho protein gai được xử lý, làm tăng sự xâm nhập virus thông qua thụ thể ACE-2. Đặc biệt, sự biểu hiện TMPRSS2 được xác định trong các tế bào biểu mô tuyến tiền liệt, với biểu hiện bất thường liên quan đến nguyên nhân khối u. Đường sinh dục nam và tinh hoàn có thể bị ảnh hưởng sau khi bị một số bệnh nhiễm trùng (ví dụ: quai bị). Tuy nhiên, một số loại virus có thể vượt qua hàng rào máu tinh hoàn, xâm nhập vào các tế bào của đường sinh sản nam và dẫn đến phản ứng miễn dịch trong tinh hoàn. Nhưng bằng chứng liên quan đến sự xâm nhập của virus vào các tế bào của đường sinh sản nam sau khi nhiễm SARS-CoV-2 vẫn chưa được hiểu rõ. Mục tiêu của nghiên cứu này là (1) mô tả phát hiện SARS-CoV-2 trong tinh dịch của bệnh nhân hồi phục sau khi mắc COVID-19 và (2) xác định biểu hiện của ACE2 và TMPRSS2 trong tinh hoàn người, từ đó cung cấp những hiểu biết cơ bản về sự xâm nhập của virus và tác động đến chức năng sinh sản của nam giới.
Nghiên cứu được thực hiện với 34 nam giới Trung Quốc trưởng thành được chẩn đoán mắc COVID-19 thông qua qRT-PCR từ mẫu bệnh phẩm họng.
Phương pháp: Định tính SARS-CoV-2 trong từng mẫu tinh dịch nhờ qRT-PCR. Không đánh giá chất lượng tinh trùng. Những biểu hiện của ACE2 và TMPRSS2 trong tinh hoàn được đánh giá thông qua các dữ liệu phiên mã đơn bào đã được công bố trước đây.
Kết quả: Sáu bệnh nhân (19%) có biểu hiện khó chịu ở bìu liên quan đến viêm trong khoảng thời gian xác nhận mắc COVID-19. SARS-CoV-2 không được phát hiện trong tinh dịch sau trung bình 31 ngày (IQR: 29-36 ngày) từ khi có chẩn đoán mắc COVID-19. Phân tích phiên mã đơn bào cho thấy sự biểu hiện thưa thớt của ACE2 và TMPRSS2, hầu như không có biểu hiện gen chồng chéo.
Kết luận: SARS-CoV-2 không được phát hiện trong tinh dịch của bệnh nhân hồi phục sau khi mắc COVID19 một tháng. Sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 qua trung gian ACE2 vào các tế bào chủ đích không có khả năng xảy ra trong tinh hoàn người dựa trên biểu hiện của ACE2 và TMPRSS2.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Reactive oxygen species và khả năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 25-04-2020
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM TĂNG KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CREATINE KINASE CỦA PENTOXIFYLLINE - Ngày đăng: 25-04-2020
Hiệu quả lâm sàng khi thay đổi thời gian phôi ở môi trường cân bằng trong thủy tinh hóa - Ngày đăng: 25-04-2020
KẾT QUẢ THAI SAU BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG Ở NHÓM PHỤ NỮ TRẺ TUÔI GIẢM DỰ TRỮ BUỒNG TRỨNG - Ngày đăng: 25-04-2020
EXOSOME: DẤU ẤN SINH HỌC MỚI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH LÝ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - Ngày đăng: 25-04-2020
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ hay không? Một nghiên cứu cấp quốc gia tại Thuỵ Điển - Ngày đăng: 25-04-2020
Ảnh hưởng của nhiễm SARS-CoV-2 đối với chức năng tuyến sinh dục nam: Một nghiên cứu đơn trung tâm - Ngày đăng: 25-04-2020
PGT-A trên bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém có ít noãn: Có thật sự cần thiết? - Ngày đăng: 25-04-2020
Ảnh hưởng của tỉ lệ hình thái tinh trùng bình thường đến kết quả lâm sàng và trẻ sơ sinh trong chu kì IVF - Ngày đăng: 23-04-2020
Thực hiện kỹ thuật icsi trong vòng 4 giờ sau khi tách noãn có thể cải thiện kết quả lâm sàng - Ngày đăng: 23-04-2020
Mối tương quan giữa thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ và chất lượng tinh dịch ở nam giới - Ngày đăng: 23-04-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK